SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CHESH GLOBAL
Đằng sau những câu chuyện đất và rừng tại bản Lóng Lăn, huyện Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, Lào (phần 2)
17/08/2009
 

 
Nằm ở độ cao từ 600 đến 1.200 mét so với mực nước biển, ‘Phu Sủng’ là cái ‘nóc’ - vùng đầu nguồn che chở cho TP. Di sản thế giới - Luang Prabang, nước CHDCND Lào. Nơi đây, gần 10 nghìn ha rừng vãn đang duy trì được vẻ đẹp thuần khiết, tính đa dạng về động-thực vật còn nguyên vẹn của thiên nhiên.Hơn nữa, những cánh rừng cổ xưa đó đã và đang che chở, nuôi dưỡng sự sống và tính đặc sắc của nền văn hóa vùng cao, đặc biệt thông qua hệ thống luật tục trong quản lý các dạng tài nguyên thiên nhiên - người H’mông bản Lóng Lăn.
 
Từ năm 2000 đến nay, bên cạnh những lo toan trong cuộc sống hàng ngày, người dân Lóng Lăn cũng phải vật lộn với những thách thức từ bên ngoài để bảo tồn sự nguyên vẹn của những cánh rừng do tạo hóa sinh ra. Để những cánh rừng đó sống mãi với thời gian cùng với sự trường tồn của một dân tộc.
 
Theo thông tin nhận được từ Chương trình CHESH Lào: Ông Kênh, một tư nhân người Lào từ Mỹ về tiếp tục đến bản Lóng Lăn, huyện Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, Lào thuê đất trồng cà phê, làm cho người dân Lóng Lăn bất bình và phản đối q uyết liệt. Ngày 9 tháng 7 năm 2009, cán bộ CHESH Việt Nam đã có mặt tại thực địa để tìm hiểu thông tin.
 
8 giờ 15 phút - tại VP CHESH Lào: Gặp mặt, trao đổi chia sẻ với ông Sổm Văng - Quyền trưởng phòng Nông lâm nghiệp huyện Luang prabang. Cùng tham gia có ông Phon Thip và ông Si Von là cán bộ CHESH Lào.
 
Hỏi: Vừa qua có thông tin ông Kênh và cán bộ nông nghiệp huyện Luang Prabang lên Lóng Lăn xin thuê đất trồng cà phê, ông có biết việc này không?
Ông Sổm Văng: Tôi không có một thông tin và một tài liệu chính thức nào về vụ việc này cả. Nghĩa là tôi không biết. Ngày hôm qua, tôi có nghe tin là ông Pớn là cán bộ địa chính huyện, ông Ma Ny Văn là người của tôi cùng với ông Kênh có lên bản Lóng Lăn để khảo sát đất cho ông Kênh thuê. Tôi chưa gặp lại ông Ma Ny Văn để hỏi lại là làm theo lệnh của ai, theo quyết định nào!?
 
Hỏi: Quan điểm của ông về vấn đề ông Kênh thuê đất của Lóng Lăn để trồng cà phê là như thế nào?
Ông Sổm Văng: Vấn đề này tôi cho rằng có 2 việc làm rất không đúng. Việc thứ nhất ông Kênh lợi dụng có tiền thuê những cán bộ đến doạ dân để dân cho thuê đất, ngay tôi là trưởng phòng chuyên về đất nông lâm nghiệp mà cũng không được biết. Họ làm không đúng trình tự, sai hoàn toàn. Việc thứ hai, Huyện Luang Prabang cũng như bản Lóng Lăn đã có quy chế quản lý bảo vệ rừng, không thể phá rừng để trồng cà phê, không thể phá đất rau màu để trồng cà phê. Tôi đã có kinh nghiệm ở Núi Phu Phâng rồi, cũng là một người có tiền đến xin thuê đất ở Núi Phu Phầng, nhưng sau đó người ta chiếm luôn cả khu rừng. Cho thuê đất, tức là mất đất. Quan điểm của tôi là phản đối đến cùng việc thuê đất của Lóng Lăn để trồng cà phê. Đây là bài lợi dụng của ông Kênh mà thôi.
 
Hỏi: Theo ông, giải quyết việc này như thế nào?
Ông Văng: Theo tôi ta cần tìm hiểu xem ông Kênh làm việc này dựa trên cơ sở nào? Lần trước ông đã bị đuổi ra khỏi bản rồi, lần này ông còn dám lên, chứng tỏ ông ta có cơ sở. Tôi sẽ tìm hiểu quân của tôi và ông Pớn. Dù là ai tôi cũng cương quyết phản đối, vì vừa rồi đi Việt Nam tôi hiểu được: Con người sẽ bị mất hết nếu để mất đất, mất rừng.
 
10 giờ 45 phút - Tại VP CHESH Lào: Ông Bun On, Nguyên Trưởng phòng NLN Luang Prabang, người có nhiều năm gắn bó, hợp tác với CHESH Lào, hiện đang đi học Trường Đảng, xin gặp gấp cán bộ CHESH Lào. Ông chia sẻ lại là vừa mới nhận được Quyết định của Phó chủ tịch UBND tỉnh Luang prabang mới ký ngày hôm qua (8/7/2009) cho thành lập nhóm khảo sát đất đai cho ông Kênh thuê. Ông cho rằng đây là việc làm không đúng, không trung thực và sai nguyên tắc. Bản thân cá nhân ông, Chương trình CHESH Lào cùng với bản Lóng Lăn hết sức bảo vệ đất, bảo vệ rừng, bây giờ tỉnh cho người ngoài vào thuê, tức là lấy của Lóng Lăn cho người ngoài. Ông cũng không hiểu vì sao Phó chủ tịch tỉnh lại ký quyết định cho phép ông Kênh lên thuê đất của Lóng Lăn. Ông cũng sẽ đề nghị Lóng Lăn phản đối đến cùng.
 
Ông Bun On thực sự bức xúc bởi cái quyết định oái ăm kia  và nghịch lý của nó. Quyết định mới ra ngày 8 tháng 7 năm 2009, nhưng cuối tháng 6 năm 2009 đã có người của ông Kênh lên đòi đo đạc, khảo sát để thuê đất rồi, phải chăng quyết định kia là bài phù phép của ông Kênh? Theo ông Bun On, khi nhóm ông Kênh lên, bản đã phản đối không chỉ bằng lời nói mà bằng văn bản gửi lên huyện và tỉnh. Có lẽ thấy bản phản đối nên tỉnh mới ra quyết định. Ông Phó chủ tịch và ông Kênh này cũng thân nhau lắm.
 
14 giờ 15 phút - Tại văn phòng UBND huyện Luang Prabang:  Gặp mặt trao đổi với ông Chơ Xy Zang - Trưởng phòng Tổ chức huyện Luang prabang - Trưởng họ Zang tại Lóng Lăn, cùng tham gia có ông Xổm Văng, ông Phon Thip, ông Si Von.
 
Ông Chơ Xy Zang: Tôi đã biết việc này, chính tôi là người đầu tiên phản đối và hỗ trợ Lóng Lăn viết đơn lên huyện, lên tỉnh. Tôi nghe thông tin là họ nói với nhau là trong việc này khó nhất là 3 người: tôi, ông Xay Khư và ông Bia Tua. Chỉ cần cho 3 người này tiền và 3 mảnh đất là xong. Nghe vậy, tôi tức lắm. Tôi không cần tiền, tôi không cần đất mà cần rừng, cần bà con người dân tộc H’mông ở bản Lóng Lăn. Họ coi thường dân bản Lóng Lăn tôi quá. Tôi cũng đã gặp mặt, nói chuyện với ông Xay Khư và ông Bia Tua. Hai ông cũng nhất trí, một lòng như tôi.
 
Bản Lóng Lăn không phải bảo vệ rừng 10 năm mà hơn 30 năm rồi. Bản Lóng Lăn sống được, tồn tại được tại nơi ở bây giờ là nhờ có giữ rừng, giữ được các phong tục tốt đẹp. Bây giờ cho người ngoài vào phá rừng thì chúng tôi còn gì nữa. Sau khi xem xong quyết định của Phó chủ tịch tỉnh Luang Prabang, ông Chơ Xy buồn buồn nói: Có lẽ họ đi tiền với nhau trước rồi. Quyết định gì mà chẳng đúng tý nào. Ông Sổm Văng là người phụ trách vùng Koc Van - Lóng Lăn đồng thời là quyền trưởng phòng nông lâm nghiệp mà không có tên. Sở NLN là người quản lý và phát triển đất nông lâm nghiệp mà cũng không có tên. Mấy ông địa chính chỉ thu thuế chứ biết gì đất đai. Tôi không thể hiểu được.
 
20 giờ 30 phút - tại nhà ông Chơ Xy Zang ở Luang prabang: Gặp mặt, trao đổi với ông Xay Khư Zang, ông Bia Tua Zang. Tham gia có ông Chơ Xy Zang, ông Si Von.
 
Ông Xay Khư Zang: Đến lúc này, bản Lóng Lăn chúng tôi hiểu được bộ mặt thật của ông Kênh rất là giả dối. Lần trước ông ta lên đưa ngô giống cho một số nhà trồng và bảo sẽ thu mua hết. Những nhà đó trồng xong ông lại không mua, thành ra đói ăn. Lần trước ông bảo thu mua hạt cà phê, nhưng khi mua ông sàng lại chỉ lấy những hạt to, hạt nhỏ đem vứt đi, tốn bao nhiêu công sức, tiền của dân. Ông ta đã lừa dân Lóng Lăn nhiều quá rồi.
 
Ông Bia Tua: Ông Kênh là người gốc Lào Lùm nhưng là người Mỹ, ông đã qua bên Mỹ rất nhiều năm, bây giờ quay lại Lào mua đất. Hôm nọ lên Lóng Lăn, cả bản đều phản đối, vì ông không thật, ông lừa chúng tôi.
 
Ông Xay Khư: Nếu Tỉnh cương quyết cho ông Kênh thuê, tức là không cho chúng tôi ở đó, toàn dân bản chúng tôi sẽ đi.
 
Nói là nói như vậy, tôi đố ông Kênh vào thuê được đất của chúng tôi. Ải Ka (anh Ka) và các cán bộ CHESH Lào cứ yên tâm đi, còn sức thì chúng tôi còn chiến đấu đến cùng để giữ mảnh đất này của Lóng Lăn. Tôi thực sự xúc động trước câu nói đầy tâm huyết của ông Xay Khư, chưa biết nói gì hơn ngoài câu động viên: Bên cạnh bản Lóng Lăn còn có rất nhiều người Lào và Việt Nam rất tốt cùng đứng về phía Lóng Lăn. Chắc chắn Chính phủ Lào cũng đứng về phía dân, vì lợi ích lâu dài và bền vững của dân. Câu chuyện còn viết tiếp trong những ngày tiếp theo…
 
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Nguyên Ngọc: Đi xa để lại nghĩ về gần
 Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế dựa vào tri thức bản địa trong canh tác nông nghiệp
 Duy trì, củng cố sự đoàn kết dân tộc thông qua khôi phục ngôi chùa cổ của người Lào Lùm - Xiêng Đa
 Quản trị cộng đồng truyền thống dựa vào luật tục ‘Nò Sòng’ của người Hmông vùng ‘Phu Sủng’
 Mạng lưới đa dân tộc trong quản lý bền vững các dạng TNTN vùng đầu nguồn
 Phân quyền quản lý, sử dụng, bảo vệ TNTN vùng phòng hộ đầu nguồn
 Kết phần I: Đằng sau những câu chuyện đất và rừng tại bản Lóng Lăn, huyện Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, Lào
 Đằng sau những câu chuyện đất và rừng tại bản Lóng Lăn, huyện Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, Lào (phần 3)
 Đằng sau những câu chuyện đất và rừng tại bản Lóng Lăn, huyện Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, Lào (phần 1)

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 6   -   Visited: 1726842