Thông qua nghiên cứu và hỗ trợ chương trình GĐGR tại Lóng Lăn và 12 bản lân cận trong vùng ‘Phu Sủng’, huyện Luang Prabang và vùng Nậm Thuộm, huyện Nậm Bạc, nơi có nhiều các nhóm tộc người cùng sinh sống (Lào Lùm, Khmú và Hmông), qua nghiên cứu CHESH Lào cho rằng để quản lý, sử dụng bền vững các dạng tài nguyên thiên nhiên, ổn định cuộc sống người dân, duy trì bản sắc văn hóa cộng đồng việc hình thành các mạng luật tục là cần thiết. Có thể là: i) mạng tín ngưỡng với sự tham gia của các thầy mo, ii) mạng lưới luật tục gồm các già làng hoặc trưởng họ có uy tín và iii) mạng lưới các chủ đề khác nhau như thổ cẩm, trồng trọt, chăn nuôi, thuốc nam và bảo vệ rừng.
Ngoài ra, các tộc người (Khmú và Lào Lùm) trong vùng Nậm Thuộm, huyện Nậm Bạc đều có những giá trị tốt đẹp về niềm tin và hành vi ứng xử đối với các vị thần thiên nhiên, có thể là ‘Tốn Phù’, ‘Phi Phạ Bua’ hoặc thần cây thuốc nam. Các giá trị đó có mối quan hệ và bổ trợ lẫn nhau trong việc duy trì các dạng TNTN của cộng đồng. Đây là cơ sở để cho phương pháp tiếp cận của CHESH Lào trong việc đảm bảo quyền cộng đồng thông qua các khu rừng thuốc nam tín ngưỡng tại bản Xiêng Đa và Nậm Kha.
Khái niệm cụm dân bản phát triển, như trong Chỉ thị số 09 của Ban bí thư TW Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, thông qua các hoạt động nghiên cứu của CHESH Lào, thay vì việc di dân dồn bản thì việc hình thành và phát triển các mạng lưới trong đó lấy tâm điểm là luật tục và hệ thống tri thức bản địa của các nhóm tộc người sinh sống trong một vùng địa lý nhất định. Nếu làm được như vậy thì tính ổn định về đời sống văn hóa vật chất, cấu trúc cộng đồng, hệ thống sản xuất bản địa và môi trường sống có thể không bị đảo lộn.