Tham quan trao đổi kinh nghiệm của các già làng, người có uy tín là môi trường thuận lợi để giúp người dân tự nhận dạng ra những điểm mạnh, thách thức và sáng kiến trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của cộng đồng.
Khôi phục nhà văn hóa cộng đồng chính là giải pháp. Đây là không gian để người dân trong bản thể hiện tâm tư, nguyện vọng của mình, và cũng là nơi để những người chủ chốt tập hợp những sáng kiến và đóng góp tự nguyện trong các hoạt động chung của toàn cộng đồng.
Sáng kiến trong việc hình thành các nhóm sở thích như thổ cẩm truyền thống, trột trọt-chặn nuôi, nhóm nhạc truyền thống, tín dụng-tiết kiệm, và giữ gìn vệ sinh môi trường chính là đầu ra của nhà văn hóa cộng đồng. Lúc này, sự tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng, giúp đỡ chia sẻ lẫn nhau không chỉ dừng lại những người chủ chốt, có uy tín mà là những người có các mối quan tâm, sở thích khác nhau. Tính tự nguyện giúp đỡ nhau giữa các hộ gia đình trong bản được tăng lên.
Khi năng lực và nhận thức được tăng lên, thành viên trong các nhóm cùng sở thích lại có nhu cầu mới - đó là củng cố niềm tin và tín ngưỡng của người dân đối với Phật. Khôi phục ngôi chùa cổ đã bị tàn phá hơn 20 năm là giải pháp. Tuy nhiên, việc khôi phục ngôi chùa không chỉ dừng lại ở sự đóng góp tự nguyện của các gia đình trong bản, hơn nữa là con cháu của Xiêng Đa ở khắp nơi như trong huyện Nậm Bạc, TP.Luang Prabang và các tỉnh khác thông qua việc tổ chức các lễ hội truyền thống.
Với sự tư vấn của những nhà sư có uy tín trong huyện Nậm Bạc và TP.Luang Prabang, người dân trong cộng đồng, với sự đóng góp tự nguyện của con em Xiêng Đa làm việc tại các thành phố lớn, tiếp tục khôi phục lại bức tượng Phật cổ và Rồng thần dưới gốc ‘Tốn Phù’ và nơi tu hành cầu nguyện hàng ngày của các Nhà sư.
Thông qua việc cầu nguyện ‘Tốn Phù, niềm tin và tín ngưỡng của người Lào Lùm bản Xiêng Đa đối với các thần thiên nhiên ngày càng được củng cố. Cộng đồng tiếp tục có nhu cầu trong việc kết nối thần ‘Tốn Phù’ trong việc quản lý, bảo vệ bền vững những cánh rừng đầu nguồn thông qua lễ hội ‘Buột Tốn May’ và ‘Xụt Tốn May’ với sự tham gia của các dân tộc, các cơ quan, tổ chức chính quyền trong vùng cũng như các vị sư có uy tín toàn tỉnh Luang Prabang.