SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CHESH GLOBAL
Nghiên cứu hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ và khả năng tạo dịch của giun Quế
15/02/2012
 
Giới thiệu


Hình ảnh: Phan Thị Thắm đang thu hoạch luống rau được tưới dịch giun

Họ tên: Phan Thị Thắm
Quê quán: Thị xã Hồng Lĩnh - tỉnh Hà Tĩnh.
Chuyên ngành: Môi trường
Trường: Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Sở thích: Tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống

Khái quát về đề tài

Giun Quế là một loài động vật đất có khả năng phân hủy chất hữu cơ rất nhanh, quá trình phân hủy của chúng tạo ra rất nhiều lợi ích như: Là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho gia súc, gia cầm; là nguồn phân hoai và dịch giun sử dụng trong nông nghiệp làm tăng tính bền vững trong hệ sinh thái. Để chứng minh cho người dân thực tế những ưu điểm của phương pháp dung giun xử lý rác thải hữu cơ chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của mô hình xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tạo dịch của giun Quế ở quy mô hộ gia đình”.

Trong thời gian hai tháng tiến hành nghiên cứu tại 3 mô hình Nhà ăn sinh thái, Khe Soong, Cây Khế thuộc HEPA – Sơn Kim I – Hương Sơn – Hà Tĩnh chúng tôi đã thu được các kết quả sau: Hiệu quả xử lý rác của 1kg giun trong thời gian thử nghiệm là không cao. Nhưng sau quá trình xử lý các loại rác hữu cơ biến đổi thành hợp chất mùn đã được phân huỷ hoàn toàn, đây là nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng. Khả năng xử lý rác và cho dịch của giun phụ thuộc lớn vào nhiệt độ môi trường và thành phần thức ăn: Nhiệt độ càng gần khoảng nhiệt độ sinh trưởng tối ưu của giun thì khả năng xử lý của giun càng tăng, thành phần rác cho giun ăn là các loại lá rau, vỏ hoa quả thì khả năng xử lý nhanh hơn. Về kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế của mô hình giun xử lý rác thải: Số tiền thu được ở công thức có bổ sung dịch giun có thể gấp 1,25 lần đến 2 lần so với công thức chỉ bón phân compost và chỉ bón phân giun; thiết kế và vận hành mô hình nuôi giun hoàn toàn không tốn công lao động số tiền công lớn nhất chỉ 83.000 đồng.

Như vậy, quá trình nghiên cứu thực nghiệm phương pháp sử dụng giun Quế để xử lý rác thải ở quy mô hộ gia đình đã chứng minh cho người dân được nhiều lợi ích mà phương pháp này mang lại. Những gia đình có vườn rau trong nhà nên sử dụng phương pháp này vừa hạn chế được lượng rác ra môi trường, vừa tăng tính bền vững về kinh tế và sinh thái cho chính gia đình mình. Bên cạnh những ưu điểm của đề tài thì còn có hạn chế: do thời gian nghiên cứu chưa dài nên sự phụ thuộc của các biến số khác chưa rõ ràng, cần có nhiều thời gian nghiên cứu thêm.

Tải toàn bài tại đây
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Đánh giá Hiệu quả Quy trình Xử lý Nước thải Sinh hoạt bằng Hệ thống Vòng tròn chuối và Reedbeb tại FFS-HEPA
 Đánh giá Hiện trạng Sử dụng đất dốc Mô hình Nông nghiệp Sinh thái Thượng Uyển tại FFS-HEPA
 Báo cáo tiến độ nghiên cứu đất tại FFS-HEPA năm 2012
 Nghiên cứu Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước tại mô hình NNST Khe Soong
 Nghiên cứu Tìm hiểu một số giải pháp cải tạo đất hoang mạc ở mô hình CCCD

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 3   -   Visited: 1726938