Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Thu
Quê quán: Xã Sơn Long, Hương Sơn, Hà Tĩnh
Chuyên ngành: Môi trường
Trường: Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Sở thích: Làm việc với các em học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số; đi du lịch, tìm hiểu văn hóa và khám phá ẩm thực các vùng miền khác nhau; thực hiện những đề tài nghiên cứu ứng dụng nhỏ.
I.Tóm tắt đề tàiĐất là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia mà tạo hoá dành cho con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Đất là tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của mỗi quốc gia. Đất có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người, trong đó bao gồm cả những hoạt động văn hoá, tín ngưỡng, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên do các nguyên nhân tự nhiên cùng với tác động của con người làm cho nhiều vùng đất trên Thế giới và Việt Nam ngày càng xấu đi, nhất là các vùng đất nhạy cảm, dễ bị tổn thương như các vùng đất dốc.
Huyện Tuyên Hóa là một vùng có địa hình dốc của tỉnh Quãng Bình; cũng giống như các vùng khác, đất đai ở Tuyên Hóa chịu nhiều tác động bởi điều kiện địa hình, thổ nhưỡng vốn có, áp lực của gia tăng dân số, nạn chặt phá rừng, canh tác nông nghiệp không bền vững…Ngoài ra, huyện Tuyên Hóa chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của gió Lào vào các tháng mùa khô, cộng với lượng mưa ít vào mùa này làm đất đai ngày một chai cứng, hoang mạc ở khắp địa bàn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà huyện Tuyên Hoá nói riêng và các vùng đất dốc nói chung gặp phải trong sản xuất nông nghiệp đó là những phương thức canh tác chưa hợp lý trên đất dốc; làm thế nào vừa đảm bảo được môi trường bền vững vừa đáp ứng được thu nhập cho người dân trên cơ sở những thực hành sử dụng đất bền vững là những câu hỏi chưa giải quyết được.
Mô hình CCCD (Center for Community Capacity Development) [Trung tâm hướng tới sự phát triển năng lực của cộng đồng] tại thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa là một mô hình thí điểm áp dụng các phương thức canh tác nhằm phục hồi đất, giảm thiểu các tác động của hoang mạc hóa và thử nghiệm những giải pháp nhằm hướng tới xây dựng các nguồn sinh kế bền vững cho người dân trên cơ sở những nguồn lực của địa phương. Xuất phát từ những mong muốn đó, thực tập sinh đã tiến hành tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu một số giải pháp cải tạo đất hoang mạc ở mô hình CCCD, thị trấn Đồng Lê – huyện Tuyên Hóa – tỉnh Quảng Bình”.
II.Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng quy hoạch sử dụng đất ở tại Mô hình CCCD - thị trấn Đồng Lê – huyện Tuyên Hoá - tỉnh Quảng Bình
- Đánh giá hiệu quả một số giải pháp cải tạo đất, hiện ứng dụng tại mô hình CCCD
- Đúc rút một số bài học trong cải tạo đất có hiệu quả
III.Những phát hiện chính
- Các giải pháp cải tạo đất hiện được ứng dụng trên mô hình CCCD mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân và môi trường. Trên từng điều kiện sinh thái, văn hóa, và cộng đồng cụ thể; cần nghiên cứu ứng dụng và triển khai các giải pháp một cách phù hợp.
- Các nguyên tắc trong thiết kế hệ thống mô hình nông nghiệp sinh thái nên áp dụng trong mọi ngành mọi lĩnh vực để tối ưu hóa các nguồn năng lượng, thông tin, nguồn lực, và tài chính.
- Các mô hình hoang mac hóa, thoái hóa đất ở Việt nam nên cân nhắc áp dụng các giải pháp cải tạo đất cũng như các nguyên tắc trong thiết kế hệ thống mô hình nông nghiệp sinh thái.