Họ và tên: Nguyễn Thị Tươi
Quê quán: Xã Nam Hùng – huyện Nam Trực – tỉnh Nam Định
Chuyên ngành: Môi trường
Trường: Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Sở thích: Chơi thể thao và đi du lịch
I. Tóm tắt đề tàiHiện nay, nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp hiện nay đang bị ô nhiễm và ngày càng cạn kiệt. Trước đây, chúng ta chủ yếu tập trung vào việc tìm kiếm nguồn nước, còn việc sử dụng nước thế nào cho hiệu quả thì chưa được coi trọng.
Trong thực tế, do tập quán canh tác, sự hiểu biết còn hạn chế về kỹ thuật nông nghiệp, kỹ thuật tưới, tiêu theo yêu cầu của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng điều này dẫn đến việc sử dụng nước rất lãng phí; nguồn nước vẫn đang được nhìn nhận là một nguồn tài nguyên vô hạn.
Vì vậy, đã đến lúc cần phải đặt vấn đề sử dụng nước thế nào cho hiệu quả, đặc biệt là sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp. Tôi đã thực tập ở Hepa và nhận thấy đây là một mô hình đang nỗ lực triển khai các giải pháp sử dụng và quản lý nước phục vụ cho các mục tiêu sinh hoạt, sản xuất tiết kiệm, giảm thiểu ô nhiễm và phát huy vai trò giữ rừng. Đây chính là những động lực khiến tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước tại mô hình Nông nghiệp sinh thái Khe Soong- Hương Sơn- Hà Tĩnh”
II. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu hiện trạng quản lý và sử dụng nước tại mô hình Nông nghiệp sinh thái Khe Soong
- Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nước của tại mô hình Nông nghiệp sinh thái Khe Soong
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hợp lý trong mô hình Khe Soong
III. Những phát hiện chính của đề tài
- Mô hình đã áp dụng 9 nguyên tắc thiết kế hệ thống Nông nghiệp sinh thái để tận dụng các nguồn lợi tự nhiên để phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện đất dốc
- Mô hình cũng đã tận dụng đặc tính của nước là chảy từ nơi cao xuống nơi thấp để thiết kế hệ thống nước tự chảy. Đặc biệt là mô hình đã xử lý nước thải bằng các vật liệu tự nhiên (vòng tròn chuối). Biện pháp khai thác, tận dụng nguồn nước của mô hình hiện nay là rất hợp lý
- Mọi người trong FFS-HEPA và mô hình Khe Soong bảo vệ nguồn nước bằng cách bảo vệ rừng
IV. Những hạn chế/việc cần phải làm tiếp
- Mô hình còn tồn tại một số hạn chế nhất định đưa nhiều giống cây từ nhiều nơi khác vào thử nghiệm, vẫn cần nguồn tài trợ từ Viện SPERI. Năng suất cây trồng thấp, chưa đảm bảo được sản phẩm đầu ra, mô hình khó áp dụng rộng
- Đề tài chưa có những thí nghiệm thực tế để xác định lượng nước chảy vào và ra ngoài trong mô hình mục đích nên một số số liệu đưa ra chưa chính xác, chỉ mang tính ước lượng