Diễn tiến nào trong hệ thống lương thực và nông nghiệp của Việt Nam đang đe dọa đa dạng sinh học, môi trường và chủ quyền của nông dân và các cộng đồng bản địa?
Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thị trường trong cuộc tìm kiếm và chạy đua không ngừng nghỉ nhằm đạt được mức tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên đang bị phá hủy một cách nhanh chóng. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy ở Việt Nam, rõ rệt nhất là trong việc mở rộng nộng nghiệp công nghiệp tại những vùng trước đây đã giữ được hệ sinh thái nguyên tác bởi những cộng đồng nông thôn theo phương thức canh tác truyền thống (phi công nghiệp). Khi những công nghệ nông nghiệp mới đang lấn át trên những lãnh thổ này, các cộng đồng làm nông nghiệp truyền thống nơi đây đang phải gánh chịu những hình thức chiếm đoạt đất đai mới và sự phá hủy về văn hóa và sinh kế. LISO cho rằng các hệ thống nông nghiệp truyền thống này cần phải được bảo vệ, giữ gìn và củng cố để trở nên mạnh mẽ hơn, không chỉ cần thiết cho những cộng đồng bản địa đang sống dựa vào các hệ thống nông nghiệp này mà còn cho những ai mong muốn học được những bài học quan trọng, sự minh triết và tri thức bản địa mà họ đang nắm giữ để quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững. Đây không chỉ là vấn đề về công bằng xã hội trước thực trạng đa dạng sinh học và văn hóa bị phá hủy nghiêm trọng bởi tiến trình công nghiệp hóa, đây là vấn đề sống còn của muôn loài!
Các hệ thống nông nghiệp sinh thái truyền thống tồn tại hàng trăm năm không chỉ nuôi sống những cộng đồng sống ở vùng núi cao và còn cả những người dân sống ở vùng thấp nhờ nguồn dinh dưỡng quý giá từ hệ sinh thái vùng cao bền bỉ chảy theo những dòng nước trong mát xuống những ruộng lúa dưới thung lũng đang bị đe dọa bởi làn sóng nông nghiệp công nghiệp. Đây là kiểu nông nghiệp chạy theo lợi nhuận bằng cách khai thác cưỡng bức các sản phẩm nông nghiệp từ đất bằng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu, đang hủy diệt các quá trình nông nghiệp sinh thái vốn đem lại sự sống cho muôn loài, được gìn giữ và nuôi dưỡng qua nhiều thế kỷ dưới hình thức nông nghiệp truyền thống. Để lấy chỗ cho các doanh nghiệp công nghiệp trồng độc canh cây công nghiệp, các nhà máy chế biến và xây dựng công trình thủy điện, những vùng rừng tự nhiên và vùng đất dốc rộng lớn trước đây được sử dụng để nuôi sống những cộng đồng địa phương, nay đang bị biến thành nơi sản xuất thức ăn gia súc, nhiên liệu sinh học, hay hệ thống thâm canh nông nghiệp để chế biến thịt, sữa đã được khoa học chứng minh là hình thức hủy hoại môi trường và lãng phí nhất trong tất cả các hình thức sản xuất lương thực, thực phẩm.
Tải về để xem chi tiết!