SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CHESH GLOBAL
Chủ quyền Lương thực và Chủ quyền Sinh kế
02/12/2020
 
‘Chủ quyền lương thực” là “quyền của người dân địa phương được kiểm soát hệ thống lương thực, bao gồm thị trường, các nguồn lực sinh thái, văn hóa lương thực và phương thức sản xuất lương thực”. Từ những năm 1980, những quyền này đã bị tổn hại một cách có hệ thống bởi hệ thống kinh doanh nông nghiệp công nghiệp ngày càng tập trung và toàn cầu hóa do các tập đoàn, công ty kiểm soát. Trước tình hình đó, một liên minh quốc tế của người nông dân và các nông hộ có tên La Via Campesina (Con đường của nông dân) đã ra đời năm 1993 nhằm bảo vệ sinh kế, văn hóa địa phương và phương thức canh tác truyền thống của họ. Từ liên minh này đã xuất hiện một “Phong trào Chủ quyền Lương thực” toàn cầu.
 
Chủ quyền Lương thực và Chủ quyền Sinh kế có những đặc điểm tương đồng, nhưng cũng có những khác biệt rất quan trọng, cần được hiểu một cách sâu sắc. Cả hai khái niệm đều bao hàm sự tàn phá về sinh thái và xã hội gây ra bởi làn sóng phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp và thúc đẩy nông nghiệp sinh thái như một giải pháp thay thế cho nông nghiệp công nghiệp của các tập đoàn, công ty. Nông nghiệp sinh thái là phương thức canh tác đa chức năng, vừa đảm bảo sinh kế, vừa bảo tồn đa dạng sinh học và sự hạnh phúc, thanh thản của cộng đồng bằng cách gắn kết tri thức canh tác truyền thống với sức mạnh của các chu trình sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, những khác biệt quan trọng giữa Chủ quyền Lương thực và Chủ quyền Sinh kế nằm ở nguồn gốc lịch sử và xã hội.
 
La Via Campesina là một liên minh bao gồm những người nông dân và các nông hộ đã từ lâu thuộc về hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới, và từ những năm 1980 đã bị các Chương trình Điều chỉnh Cấu trúc của Quỹ Tiền tệ Thế giới – IMF và phong trào tự do hóa thương mại, thúc đẩy nông nghiệp công nghiệp để xuất khẩu của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO làm tổn hại đến sinh kế. Chủ quyền Sinh kế là mục tiêu của những người canh tác bản địa sống trong các cộng đồng nhỏ dựa vào thiết chế dòng tộc mà cho tới năm 1986 vẫn phải sống trong điều kiện kinh tế xã hội chủ nghĩa tập trung, và sau năm 1986 được cải tổ thành nền kinh tế thị trường bán xã hội chủ nghĩa. Nhiều cộng đồng như thế cho tới thế kỷ 21 này vẫn chưa bị đưa vào vòng xoáy của kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa tân tự do, và nhiều cộng đồng vẫn đang duy trì được phong cách sống truyền thống. Cấu trúc xã hội và văn hóa, hệ thống niềm tin, phương thức canh tác truyền thống của họ khác xa với những người nông dân và nông hộ thông thường. Đây là những cộng đồng sống dựa vào dòng tộc bao gồm những người canh tác truyền thống, không bị biến thành những người nông dân hoặc nông hộ dù trải qua hàng thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Chủ quyền Sinh kế là khát vọng của những cộng đồng bản địa này nhằm bảo tồn không chỉ sinh kế của cộng đồng mà còn cả tinh thần đoàn kết cộng đồng dựa vào dòng tộc và mối quan hệ tâm linh với Thiên nhiên. Nó bao hàm trên cả khái niệm an ninh sinh kế, đó là “bản sắc sinh kế” – nét độc đáo bắt nguồn từ sự nương tựa về xã hội, vật chất và tinh thần, sự tương tức giữa con người và muôn loài trong một phạm vi lãnh thổ hoặc cảnh quan cụ thể, được thể hiện rõ thông qua chu kỳ nghi lễ và hội lễ gắn liền với chu kỳ sản xuất nông nghiệp hàng năm.   
 
Để nhấn mạnh sự khác biệt giữa Chủ quyền Lương thực và Chủ quyền Sinh kế, chúng tôi nhận thấy rằng các tổ chức thành viên của La Via Campesina bao gồm các tổ chức nông dân Châu Âu, Bắc Mỹ và gần hơn là Hội Nông dân Việt Nam. Hội Nông dân Việt Nam là cánh tay của Nhà nước đang đi theo chiến lược đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng bằng khai thác nông nghiệp để phục vụ xuất khẩu. Khó có thể trông chờ các tổ chức này chia sẻ được mối quan tâm chung như những người canh tác bản địa. Tóm lại, có thể nói Chủ quyền Lương thực mang nội hàm về tình trạng của nông dân và nông hộ đang có nguy cơ bị “vô sản hóa”, nghĩa là bị biến thành những nô lệ được trả tiền, trong khi Chủ quyền sinh kế lại nói tới tình trạng của những người canh tác bản địa đang phải đối mặt với nguy cơ bị “nông dân hóa”, nghĩa là bị biến thành người nông dân và nông hộ - bước đầu tiên của tiến trình “vô sản hóa”. Đối thoại giữa Chủ quyền Lương thực và Chủ quyền Sinh kế cần chú ý tới sự khác biệt này.
 

In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực
 Liệu GMO (Sinh vật biến đổi gen) có thực sự giúp được các nước phía Nam bán cầu
 Hiểu và Thực hành Nông nghiệp Sinh thái cùng các Cộng đồng Dân tộc Thiểu số Bản địa vùng Mekong
 Phương án quản lý, bảo vệ Rừng Khu bảo tồn Sinh thái HEPA
 Các bước Kiểm toán Hệ sinh thái rừng làng
 Tọa đàm Nông nghiệp Sinh thái của Mạng lưới Nông dân nòng cốt giữa các tỉnh Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum
 Khóa thực thành cơ bản về phương thức canh tác Sinh thái (June 10th – 14th, 2020)
 Bầu ơi thương lấy Bí cùng
 Phân tích các chỉ số dinh dưỡng của đất tại các vườn canh tác nương tựa vào hệ sinh thái
 Hội thảo đào tạo Thiết kế Hệ thống Nông nghiệp Sinh thái và Thực hành Sử dụng Năng lượng Mặt trời từ 20 đến 30 tháng 7 năm 2018 ở HEPA

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 19   -   Visited: 1738696