SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CHESH GLOBAL
Liệu GMO (Sinh vật biến đổi gen) có thực sự giúp được các nước phía Nam bán cầu
22/03/2021
 
Các thuật ngữ và vấn đề chính của cuộc tranh luận về GMO để mọi người cùng đọc để hiểu hơn.
Tài liệu này được dịch lại từ https://fr.calameo.com/read/006220 950e4462f900d6e 

GMO có “phục vụ nhân loại” không?
GMO đã được gieo trồng trong vài thập kỷ gần đây. Ban đầu là kết quả từ quá trình đột biến, sau đó là chuyển gen, và nay GMO được tạo ra bằng các kỹ thuật biến đổi gen mới (chẳng hạn như Crispr/Cas9). Những GMO mới hơn được quảng cáo là cách chữa trị mầu nhiệm cho các vấn đề về sức khỏe của nhân loại, như bệnh lây truyền do côn trùng hay nạn đói trên thế giới.

Lợi nhuận của GMO thực sự cho ai?
Cho nông dân phía Nam bán cầu hay các nhà sản xuất ở các nước nông nghiệp phát triển? Vào cuối những năm 90, một nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã phát triển một giống lúa chuyển gen được bổ sung thêm betacarotene để chấm dứt tình trạng mù lòa ở trẻ em. Đến năm 2020, loại gạo màu vàng này (được những người tạo ra nó đặt tên là Gạo vàng - Golden Rice) vẫn chưa được đưa vào trồng và tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng vẫn chưa giảm. Ai là người đáng trách? Có phải như Greenpeace và các tổ chức phi chính phủ khác - những người đã không ngừng lên án giải pháp công nghệ này được tạo ra bằng giá của những thứ khác đến mức bị coi như “tội ác chống lại loài người”? Hay chính GMO không thể giải quyết được vô vàn những thách thức mang tính cấu trúc phức tạp mà nhân loại đang phải đối mặt?

Chống lại bệnh truyền qua véc-tơ Các bệnh do véc-tơ truyền chủ yếu do côn trùng hoặc ve truyền sang người?
Ví dụ, ruồi xê-xê truyền bệnh ngủ, muỗi truyền các bệnh khác như sốt rét, sốt xuất huyết, Zika, v.v. Những côn trùng là vật trung gian truyền bệnh này có thể bị tiêu diệt bằng thuốc trừ sâu hoặc bằng cách “sản xuất” côn trùng đực vô sinh (bằng chiếu xạ, chuyển gen, phát động gen hoặc cấy vi khuẩn). Với muỗi, mục tiêu dự kiến là phổ biến những con đực biến đổi gen để giao phối với những con cái hoang dã nhằm tạo ra những con cái vô sinh. Muỗi biến đổi gen đã được thả ở một số quốc gia như Quần đảo Cayman, Malaysia, Brazil, Burkina Faso và sắp tới có lẽ ở Florida (Hoa Kỳ). Những con muỗi biến đổi gen (BĐG) này gây ra một số vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là trong trường hợp con cái chúng không hoàn toàn vô sinh. Điều này có nghĩa là chúng có thể giao phối với những con cái hoang dã khác và có khả năng tạo ra một quần thể lai không thể kiểm soát được. Burkina Faso đang thí điểm một dự án phát động gen muỗi có tên là Target Malaria. Kỹ thuật đầy quyền uy, có chủ đích này nhằm mục đích tiêu diệt hoàn toàn loài này. Quá trình tiến hóa của loài muỗi biến đổi gen này không thể đoán trước được. Về mặt kinh tế, việc thả những con muỗi này bị Bộ Y tế Malaysia cho là tốn kém và không hiệu quả. Vì những lý do tương tự, vào tháng 11 năm 2018, Quần đảo Cayman đã quyết định chấm dứt một thỏa thuận mới để bắt đầu các cuộc thử nghiệm với Oxitec, tập đoàn phát triển những loài muỗi này. Nhưng trên hết, về mặt sinh thái học, việc diệt trừ một loài không đảm bảo rằng dịch bệnh sẽ được loại trừ triệt để. Sự biến mất của loài này có thể gây tác động mất ổn định và thậm chí dẫn đến sự phát triển của các loại côn trùng và dịch bệnh khác. Phương pháp tiếp cận tích hợp Gần đây, một số quốc gia đã thành công trong việc loại trừ bệnh sốt rét (Paraguay, Sri Lanka, Algeria và Argentina) hoặc làm giảm đáng kể tỷ lệ hiện mắc (Myanmar), một phần lớn là nhờ vào những cải thiện về cơ sở hạ tầng y tế, cụ thể là đã nâng cao năng lực xét nghiệm, điều trị và giám sát, bên cạnh việc áp dụng các giải pháp tích hợp khác và loại bỏ các nguồn nước tù đọng. WHO nhấn mạnh “việc phát hiện sớm và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp

Tải về để xem chi tiết
In bài viết Tải về Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Sinh kế Sinh thái Bền vững và Chủ quyền Lương thực
 Hiểu và Thực hành Nông nghiệp Sinh thái cùng các Cộng đồng Dân tộc Thiểu số Bản địa vùng Mekong
 Phương án quản lý, bảo vệ Rừng Khu bảo tồn Sinh thái HEPA
 Chủ quyền Lương thực và Chủ quyền Sinh kế
 Các bước Kiểm toán Hệ sinh thái rừng làng
 Tọa đàm Nông nghiệp Sinh thái của Mạng lưới Nông dân nòng cốt giữa các tỉnh Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum
 Khóa thực thành cơ bản về phương thức canh tác Sinh thái (June 10th – 14th, 2020)
 Bầu ơi thương lấy Bí cùng
 Phân tích các chỉ số dinh dưỡng của đất tại các vườn canh tác nương tựa vào hệ sinh thái
 Hội thảo đào tạo Thiết kế Hệ thống Nông nghiệp Sinh thái và Thực hành Sử dụng Năng lượng Mặt trời từ 20 đến 30 tháng 7 năm 2018 ở HEPA

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 6   -   Visited: 1738671