SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CHESH GLOBAL
Quy trình làm Mít gừng tại FFS-HEPA
16/01/2014
 
Để đảm bảo an toàn về chất lượng sản phẩm, sạch, ngon và tốt cho sức khỏe, mỗi gia đình nên tự chế biến cho mình những món ăn đơn giản, dễ làm để sử dụng trong dịp Tết cổ truyền sắp tới. Tại Khu thực hành Sinh thái Nhân văn FFS-HEPA đã tiến hành thu hoạch Gừng và làm mít Gừng. Đây là sản phẩm được anh chị em HEPA sẽ sử dụng để thay thế các loại bánh, kẹo mua từ bên ngoài trong dịp Tết sắp tới này. Xin chia sẻ quy trình làm mít Gừng mà anh chị em HEPA đã tiến hành làm và đã thành công (ăn rất ngon).
Bước 1: Rửa và cạo sạch vỏ gừng, cắt bỏ những phần thừa thẹo của củ gừng (để dễ dàng thái lát mỏng ở bước sau).
Bước 2: Thái thành từng lát mỏng (cố gắng lát có bạt càng to càng tốt, miếng mít gừng sẽ trong đẹp mắt hơn).
Bước 3: Luộc gừng 3 lần để làm giảm độ cay của gừng. Bỏ gừng vào nồi nước đun sôi trong 5-10 phút, lần 1 đun sôi tự nhiên; lần 2 và 3 bỏ thêm 1-2 quả chanh hoặc 1 bát ăn cơm dấm ăn (để tẩy làm cho gừng trắng hơn).
Bước 4: Đổ gừng ra rổ và để thật ráo nước.
Bước 5: Trộn gừng với đường theo tỷ lệ 1:1; Trộn thật đều và ủ hỗn hợp này trong 4-5 tiếng đồng hồ để cho nước đường ngấm vào gừng.
Bước 6: Sao hỗn hợp gừng và nước đường trên bếp lửa, cho tới khi nước đường sệt lại bám chặt vào các miếng gừng ->Mít gừng
Bước 7: Đưa Mít gừng ra phơi nắng, re ra thật mỏng, phơi 2-3 nắng cho tới khi Mít gừng khô là được (nếu trời không nắng tiếp tục sao ở bước 6 cho tới khi Mít gừng khô hẳn).

Lưu ý:
1)       Nếu phơi được nắng miếng Mít gừng sẽ ngon hơn, và ngon hơn phương pháp mình sao cho tới khi Mít gừng khô; Nếu bạn có bột năng/bột gạo bạn có thể rắc một ít lên Mít gừng trước khi đưa ra phơi, nó sẽ làm cho Mít gừng nhanh khô hơn và các miếng gừng không bị dính chặt vào nhau.
2)      Bảo quản: cần phải bảo quản trong hộp kín có nắp đậy, hoặc túi nilong và cất nơi khô ráo, thoáng mát. Khi lấy ra ăn nếu ăn không hết phải để riêng.

Chia sẻ một số bức ảnh làm Mít gừng ở HEPA
Nguồn ảnh: Nguyễn Hoài Thu (SPERI)
 

(Thu hoạch gừng)


(Luộc gừng)


(Cho dấm ăn vào nồi luộc gừng)


(Gừng để ráo nước sau khi luộc xong)


(Cân đường để trộn với gừng theo tỷ lệ)


(Sao hỗn hợp gừng và nước đường)

 
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Thuyết minh độc lập theo TOR đấu thầu kiểm kê biến động ranh giới, diện tích và tính trữ lượng Gỗ, Carbon trên 310,7 ha HEPA
 Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
 TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong
 Một vài chia sẽ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hậu Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng (2014-2021) tại địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
 Tầm nhìn Chiến lược Viện CENDI & Liên minh LISO 2019 - 2025
 THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG Cán bộ dự án Nông nghiệp Sinh thái và Thuốc nam Việt - Lào
 Vui Giáng sinh cùng anh chị em và tình nguyện viên FFS-HEPA
 Ao văn phòng ở HEPA ngày một thay đổi
 Những hạt giống của Nhật nảy mầm trên đất HEPA
 Thăm quan học tập với mạng lưới TOA về phát triển hệ thống nguồn thực phẩm bền vững

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 21   -   Visited: 1739281