SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CHESH GLOBAL
Tầm nhìn Chiến lược Viện CENDI & Liên minh LISO 2019 - 2025
26/02/2021
 
Bối cảnh chiến lược của CENDI & Liên minh LISO
1.  Quyền đất và rừng cộng đồng 
Quyền được làm chủ trên mảnh đất và rừng cộng đồng đối với nhiều cộng đồng địa phương, bản địa ở Việt Nam tiếp tục là mối quan tâm chính của Viện CENDI và Liên minh LISO trong giai đoạn 2019 – 2025. Việc thiếu quyền được làm chủ trên mảnh đất và rừng của mình được xác định là một trong những nguyên nhân dẫn đến “sự nghèo cấu trúc”, sự phụ thuộc và các vấn đề bất ổn về chính trị - xã hội. 

Một trong những bài học CENDI & Liên minh LISO học được trong 20 năm làm việc về đất và rừng, đó là: “Khi không có đất (tức là, quyền làm chủ trên đất) thì con người không có cuộc sống.” Vì vậy, nhu cầu cơ bản này – tức là, được đảm bảo quyền tiếp cận, quyền làm chủ trên mảnh đất và rừng cộng đồng – nơi họ sinh ra và lớn lên sẽ là điểm ưu tiên; bởi nhu cầu này vẫn chưa được đảm bảo và giải quyết triệt để từ nhiều chương trình của Chính phủ.
 
Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ đất rừng cộng đồng do cộng đồng (địa phương, bản địa) quản lý trên phạm vi toàn quốc vẫn chưa được nhiều. Nếu chỉ tính riêng tại tỉnh Kon Tum, số liệu tại năm 2016 đã cho thấy tỷ lệ này chiếm 0,47% (Hình 1, nguồn http://maps.vnforest.gov.vn/vn).


Hình 1: Diện tích đất rừng được quản lý bởi các chủ rừng tại tỉnh Kon Tum (Bản đồ rừng Việt Nam 2016) 
 
Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc nhận diện rừng tín ngưỡng và rừng bảo vệ nguồn nước do cộng đồng dân cư thôn, bản làm chủ bằng việc thông qua Luật Lâm nghiệp 2017. Tuy nhiên, để Luật đi đến đời sống thực vẫn còn là một hành trình dài. Nhiều tài liệu phân tích và phản biện đã chỉ rõ việc thực thi luật, đưa Luật vào đời sống trong quá trình thực thi ở Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc và là một trong những thách thức lớn.
 
CENDI & Liên minh LISO nhận thức rằng, cùng với Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực từ 1/1/2019 và bằng việc tiếp tục thúc đẩy quyền hợp pháp của cộng đồng địa phương đối với đất và rừng, cụ thể tại Điều 86 và các điều, điểm liên quan trong Luật Lâm Nghiệp 2017 trong giai đoạn tới (2019 – 2025) sẽ tiếp tục đóng góp vào tiến trình chung nâng cao quyền tiếp cận, quyền được làm chủ trên mảnh đất và rừng cộng đồng đối với nhiều cộng đồng dân cư. 

Tải về để xem chi tiết!
In bài viết Tải về Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Thuyết minh độc lập theo TOR đấu thầu kiểm kê biến động ranh giới, diện tích và tính trữ lượng Gỗ, Carbon trên 310,7 ha HEPA
 Tham vấn Chuyên gia Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) tại Hội đồng Dân tộc Quốc Hội. 18.08.2022
 TỌA ĐÀM ''Hệ Sinh thái Rừng-Rẫy-Ruộng. Bảo tồn Nông nghiệp Sinh thái - Phát triển chiến lược giàu hóa dược liệu dưới tán rừng. 28.10.2021. Kon PLong
 Một vài chia sẽ trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Hậu Giao Đất Giao rừng dựa vào Cộng đồng (2014-2021) tại địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
 THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG Cán bộ dự án Nông nghiệp Sinh thái và Thuốc nam Việt - Lào
 Vui Giáng sinh cùng anh chị em và tình nguyện viên FFS-HEPA
 Ao văn phòng ở HEPA ngày một thay đổi
 Những hạt giống của Nhật nảy mầm trên đất HEPA
 Thăm quan học tập với mạng lưới TOA về phát triển hệ thống nguồn thực phẩm bền vững
 Những ứng dụng của thân chuối học hỏi từ các bạn Myanmar

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 16   -   Visited: 1738702