Kết thúc một năm Chương trình FK internship tại Thailand, em Phonh học sinh K2A đã học được nhiều bài học về nuôi dưỡng đất trong nông nghiệp hữu cơ, như quy trình làm than sinh học bằng vỏ trấu từ tổ chức ISAC ở Chiang Mai, Thái lan. Phonh rất ấn tượng về bài học này và mong muốn được chia sẻ lại với FFS-HEPA.
Vào ngày 28 tháng 8 năm 2014, Phonh đã tổ chức chia sẻ về quy trình làm than sinh học bằng vỏ trấu cho các học sinh và cán bộ Trường đạo tạo thực hành nông dân sinh thái (FFS_HEPA).Nội dung chia sẻ liên quan tới ý tưởng, phương pháp và cách tiến hành làm than sinh học theo hướng hữu cơ.
Than sinh học là một loại than, được sử dụng để cải thiện tính chất đất và làm cho đất tốt lên. Đặc biệt khi nó được trộn lẫn với phân chuồng hoai, phân compost hoặc các loại vật liệu phân hữu cơ khác để bón cho đất thì rất tuyệt vời. Có nhiều phương pháp với nhiều loại vật liệu khác nhau để tạo ra than sinh học. Trước đây ở HEPA đã có thử nghiệm quy trình làm than sinh học từ củi, tre, nứa trong một cái lò (có thể gọi là ‘TLUD’) được thiết kế bởi David Bauer (Tình nguyện viên viện SPERI), bạn có thể tìm đọc tài liệu này tại website:
http://ffs.org.vn/detail/Quy-trinh-che tao-than-sinh-hoc-cung-cap-nang-luong-cho-dat-362.html).
Trong phương pháp này được giới thiệu bởi Em Phonh là dạng than sinh học được làm từ vỏ trấu với các bước như sau:
Bước 1: Thiết kế một cái lò nhỏ bằng kim loại và có các lỗ nhỏ trên bề mặt và 01 lỗ ở đáy có đường kính khoảng 10 cm.
Bước 2: Tạo một ống kim loại có thể bằng tôn (làm thế nào cho ống kim loài này vừa kít với lỗ ở đáy của lò) để cho khối thoát ra (xem ảnh).
Bước 3: Gắn ống kim loại trên vào miệng lỗ của lò và buộc chắc chắn
B
ước 4: Cho Rơm hoặc giấy, bìa, hoặc lá kè khô vào đầy lò. Sau đó đốt lửa vào lò đó.
Bước 5: Dựng đứng lò lên và đổ các bao tải trấu xung quanh lò, tiếp tục như vậy cho tới khi lò được bao phủ trong một đống trấu chỉ có ống thoát khói nhô ra.
Bước 6: Theo dõi, quan sát quá trình cháy của đống trấu, nếu phát hiện có ngọn lửa cháy lên trên khỏi đống trấu thì phải sử dụng ven để lấy phần trấu chưa cháy để lấp, dập tắt ngọn lửa đó.
Bước 7: Sau 4-5 tiếng với khoảng 4 bao tải trấu thì gần như tất cả các vỏ bên trong đống đã trở thành màu đen.
Bước 8: Đống bây giờ có thể được cào trải rộng ra và hạ nhiệt bằng cách tưới nước lên trên và đảo đều. Sau đó nó có thể được trộn lẫn với đất ở luống vườn.
Bước 9: Đóng vào bao tải và đưa ra sử dụng trên các luống vườn.
Thông tin chi tiết về quy trình tiến hành làm sẽ được đăng tài lên website sớm.
Nguồn: Phonh học sinh K2A
HÌnh ảnh Lò đốt và ống thoát khói
Gắn ống thoát khói với lò đốt
Cho vật liệu khô (tranh kè/ rơm rạ/ giấy, bìa) vào lò đốt
Rắc các bao tải trấu xung quanh lò
Đóng trấu đã phủ kín lò đốt, chỉ còn nhìn thấy phần ống khói
Kiểm tra đóng trấu sau 4-5 tiếng bằng tay, mắt
Cào trải đóng trấu ra và tưới nước để giảm nhiệt