Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp - ngoài việc am hiểu về giống cây trồng, giống vật nuôi, đảm bảo quá trình vận hành hiệu quả/tiết kiệm các nguồn lực trên mô hình; việc tổ chức sản xuất nông nghiệp giỏi còn đòi hỏi người nông dân, các chủ mô hình phải có các hình thức bố trí và phân công lao động một cách hợp lý.
Hình thức đổi công lao động cho nhau giữa các hộ gia đình là mot nét đẹp truyền thống của đồng bào dân tộc ít người vốn đã có từ lâu đời nay. Nhằm để giải quyết được một khối công việc lớn mà lẽ ra một gia đình khó có thể làm được, hoặc làm sẽ mất rất nhiều thời gian. Trao đổi công lao động giữa các hộ gia đình/nông hộ quy mô nhỏ còn thể hiện một nét đẹp văn hóa yêu thương, đoàn kết lẫn nhau, tính sẻ chia trong cộng đồng.
Dưới sự quản lý chung của em Phaly về hệ thống các mô hình Linh Mộc, Poovzoov, Văn phòng, Tốn ka tại FFS-HEPA; các chủ mô hình nhỏ trên các mô hình này đã tiến hành xác định những công việc ưu tiên, cần nhân lực đe tiến hành đổi công cho nhau theo hình thức luân phiên. Hôm nay ở mô hình này, ngày mai chuyển sang mô hình khác nếu công việc ở mô hình đó đã tương đối hoàn tất. Kết quả cho thấy các mô hình đang có những chuyển biến tích cực trong chuyên đề thực hành xây dựng và phát triển mô hình tại FFS-HEPA (cụ thể sẽ được trình bày ở các tin sau). Xin chia sẻ một vài hình ảnh đổi công giữa các em học sinh trên mô hình Poovzoov.
Nguồn: Phaly (FFS-HEPA).
(Xới cỏ, chuẩn bị đất trồng rau)
(Internship Sri Lanka học tập tại FFS-HEPA "làm cỏ chuẩn bị đất")
(Nhặt cỏ , ủ làm phân compost)
(Làm cỏ chè xanh)
(Làm cỏ)
(Làm cỏ vườn chè xanh trước văn phòng)