Sau chuyến thăm và làm việc giữa Sinh viên trường HAS (Hà Lan) tại viện SPERI (FFS-HEPA) năm 2010 đã để lại nhiều ấn tượng tốt giữa hai phía. Đặc biệt FFS-HEPA là mô trường đào tạo mới trong xu thế hiện nay và đầy ý nghĩa. Chính vì thế Thầy Tôm giảng viên trường HAS đã quay trở lại FFS-HEPA nhiều lần sau đó. Lần này là lần thứ 3 Thầy quay trở lại FFS-HEPA vừa thăm các mô hình của các em học sinh và đồng thời chia sẻ một số kỹ năng nghiên cứu thử nghiệm cây trồng. Trong thời gian 5 ngày ở tại FFS-HEPA Thầy đã cùng các em học viên đi thực tế các mô hình đang sản xuất, học tập,đồng thời chia sẻ và góp ý ngay các nghiên cứu thử nghiệm đang triển khai trên mô hình. Thầy cũng chia sẻ, tư vấn cách theo dõi vườn cây ăn quả và đề xuất phương hướng phát triển vườn cây ăn quả tại FFS-HEPA trong thời gian tới.
Cán bộ, học viên HEPA gặp mặt trao đổi với Thầy Tôm tại Nhà sàn số 1
(Em Giàng Thị Chung chia sẻ về nghiên cứu khảo nghiệm của em đã triển khai tại HEPA)
(Thầy Tôm chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình triển khai nghiên cứu và
một số lưu ý đối với người làm nghiên cứu)
Trong quá trình làm việc, chia sẻ với học viên FFS-HEPA các chủ đề liên quan tới nghiên cứu khảo nghiệm, thử nghiệm Thầy đã đưa ra một số lưu ý đối với người tiến hành thử nghiệm:
1) Diễn tả quá trình thử nghiệm một cách chi tiết, để chính mình hoặc người khác có thể được tiến hành lặp lại nghiên cứu
2) Tính tin cậy: để kết quả nghiên cứu đáng tin cậy thì nghiên cứu cần được nhắc lại (vd: nhắc lại về số ô tiêu chuẩn, nhắc lại thí nghiệm ở các lần/mùa/năm khác nhau)
3) Xem xét các điều kiện về thời gian, diện tích, chi phí,… khi tiến hành thí nghiệm để tối ưu hóa chúng trong khả năng cho phép
4) Loại bỏ càng triệt để càng tốt các yếu tố gây nhiễu khi làm nghiên cứu (ánh sáng, dinh dưỡng, nước,...)
5) Xác định vấn đề gì cần quan sát, cần ghi chép, cần theo dõi và tần suất. Sử dụng các chỉ tiêu lượng hóa thay vì các chỉ tiêu cảm tính để đo lường. Ví dụ: Thử một cây có phù hợp với điều kiện mới hay không (Đậu sao chẳng hạn) thì chỉ cần đo năng suất, quan sát sâu bệnh hại và ghi chép điều kiện thời tiết hằng ngày; thay vì phải đo diện tích lá, chiều cao cây,…
6) Giữ tính khách quan, thái độ trung tính khi làm nghiên cứu
7) Nên thiết kế thí nghiệm một cách đơn giản
8) Nếu các chỉ số khi đo đếm không có sự khác biệt thì đó cũng là kết quả của nghiên cứu (no different is also a result)
(Em Giang đang ghi chép lại các ý kiến đóng góp từ Thầy)
(Chia sẻ trao đổi giữa Thầy Tôm và cán bộ, học viên HEPA trên thực địa mô hình)
(Chia sẻ trao đổi giữa Thầy Tôm và cán bộ, học viên HEPA trên thực địa mô hình)
(Chia sẻ trao đổi giữa Thầy Tôm với học viên trên mô hình Thượng Uyển)
Nguồn: Cán bộ FFS-HEPA