Tôi đang là nghiên cứu sinh thạc sỹ tại đại học Quốc gia Úc, chuyên ngành nghiên cứu Môi trường Sinh thái Nhân văn. Tôi may mắn đã có cơ hội đến thăm HEPA từ ngày 14- 17/4/2014, vì vậy tôi muốn chia sẻ một số cảm nghĩ của mình. Mặc dù tôi gần như chỉ có một ngày để khám phá HEPA (từ đêm chúng tôi đến vào ngày 14 và cho đến bữa trưa ngày 17, và tôi cũng bị ốm vào ngày 15) nhưng chuyến thăm này rất thú vị và có ý nghĩa với tôi.
Đầu tiên, tôi nhận thấy điểm tương đồng giữa triết lý ở HEPA và văn hóa truyền thống ở Nhật Bản. Tôi không tham gia các nghi lễ truyền thống thờ cây nhưng sau khi nghe câu chuyện và xem ảnh của những người tham gia nghi lễ này, tôi có thể thấy rằng sự thờ phụng thiên nhiên ở HEPA hay khu vực này khá giống với người dân Nhật Bản. Người Nhật cũng nhìn thấy thần trong tự nhiên, như ở sông, đá, động vật, cây, nước và biển. Tôi đính kèm một vài hình ảnh dưới đây để minh họa.
Nguồn ảnh: http://bhoffert.faculty.noctrl.edu/REL265/01.ThroughTheTorii.html
Nguồn ảnh: http://bhoffert.faculty.noctrl.edu/REL265/01.ThroughTheTorii.html
Sau khi khỏe hơn, tôi đã tham dự buổi trình bày của học sinh về HEPA. Bài trình bày đã giải thích về mối quan hệ hài hóa giữa con người với thiên nhiên. Đây cũng giá trị cốt lõi quan sát thấy trong các cảnh quan truyền thống Nhật Bản. Một trong những điểm thú vị nhất là khi Giàng A Sử, một học sinh người H’mong giải thích về 9 nguyên tắc trong thực hành nông nghiệp sinh thái ở HEPA, những nguyên tắc này phần lớn phù hợp với những cảnh quan trông giống hoặc được sử dụng như cảnh quan Nhật Bản và đến bây giờ đưa vào thực hành trong những khu vực nhất định. Cũng có những nguyên tắc như hướng dẫn/ quản lý điểm để nâng cao khả năng phục hồi của cảnh quan (khả năng phục hồi được hiểu là khả năng của một hệ sinh thái để đối phó với các xáo trộn bằng việc chống lại những yếu tố bất lợi và phục hồi một cách nhanh chóng của hệ sinh thái (nguồn Wikipedia).
Ví dụ, nguyên tắc thiết kế “sử dụng bờ rìa” trong thực hành nông nghiệp sinh thái ở HEPA giải thích một cách chính xác về việc cảnh quan truyền thống Nhật Bản đã phát triển xung quanh bìa rừng và núi như thế nào. Ở Nhật Bản, con người sử dụng nguồn tài nguyên trong rừng, phát triển ruộng lúa, xây dựng nhà cửa gần đó và tạo ra đất nông nghiệp cũng như các ao nhỏ. Minh họa hình ảnh được đính kèm dưới đây.
Nguồn ảnh: http://inakazura.com/
Nguồn ảnh: http://www.artbank.co.jp/
(Vùng) đất khác nhau sử dụng trong hay xung quanh bìa rừng, núi được khai thác hoàn toàn và sử dụng tài nguyên rất hiệu quả trong chu kỳ nội bộ và cũng để tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên (tức là không lãng phí các nguồn tài nguyên). Đồng thời, cảnh quan này có hiệu quả trong việc ngăn chặn thiên tai và làm sạch nước. Và do đó việc thúc đẩy sự đa dạng và việc sử dụng đất không đồng nhất đã thể hiện được những tính năng chính của khả năng phục hồi cảnh quan. Do đó khi tôi nghe cách các học sinh HEPA áp dụng nguyên tắc “sử dụng bờ rìa” trên mô hình, tôi nhận thấy răng đây là một việc thực hành rất hiệu quả trong việc tăng cường khả năng phục hồi trên mô hình của họ.
Nguồn ảnh: http://blog.ecoagriculture.org/2012/01/31/collaborating-for-landscapes/
Thứ hai, tôi có thể hiểu được cách HEPA đưa các học sinh dân tộc thiểu số đến một nơi để học hỏi (học tập thực tế) như thế nào và việc trao đổi kiến thức cũng rất thú vị với tôi. Với sự hòa trộn của các học sinh từ các nền tảng (dân tộc) khác nhau việc học tập đã được thể hiện với nhiều phương pháp đa dạng. Các học sinh Việt Nam đã cung cấp những bản dịch tài liệu cho những học sinh không phải là người Việt, đó dường như không chỉ cho học sinh nước ngoài có được cơ hội để học tập mà còn cho các học sinh Việt ở đây có thêm cơ hội để sử dụng tiếng Anh. Học sinh với kiến thức nông nghiệp sinh thái và kinh nghiệm thực tế canh tác trong thời gian dài được trao đổi kiến thức của mình thông qua các phiên thực hành. Khoa học, kiến thức và thực hành nông nghiệp sinh thái đã được tích hợp với tập quán truyền thống và kiến thức về nông nghiệp. Học sinh được thực hiện độc lập các thử nghiệm khác nhau. Đáng ngạc nhiên hơn, việc thực hành của họ trong HEPA, bao gồm tuần tra rừng HEPA hai lần một tuần bởi hai nhóm khác nhau đã góp phần thay đổi quan trọng trong việc ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp và các hoạt động bất hợp pháp khác trong khu vực; thêm vào đó là những nỗ lực bảo vệ và phục hồi rừng tại chỗ và khu vực. Rừng HEPA nằm gần như ở phần phía trên của toàn bộ lưu vực sông.
Cuối cùng, các bạn học sinh HEPA đã mang đến một sự hiếu khách gây ấn tượng mạnh với tôi. Tôi nhận thấy tính nhân văn của họ rất cao. Học sinh dường như có ý thức tốt về sự tự chủ và tự hào về các hoạt động của mình.