SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CHESH GLOBAL
Sinh thái Nhân văn Sinh học và Giảm nghèo Cấu trúc
30/12/2010
 
 
Sinh thái Nhân văn sinh  học (Biological Human Ecology – BHE[1])  được hình thành từ lý thuyết Sinh thái Nhân văn  của Tiến sĩ  Terry Ramboo – Viện Môi trường và Chính sách, Trung tâm Đông Tây – Hawaii - Hoa kỳ,  theo sơ đồ dưới.
 
Sơ đồ quan hệ giữa hệ sinh thái và hệ xã hội - Tiến sĩ Terry Ramboo 1984
 
 
Theo tiến sĩ Ramboo, Hệ sinh thái và hệ xã hội tương tác, chọn lọc và thích nghi qua trao đổi giữa các dòng năng lượng, vật chất và thông tin trong quá trình phát triển. trong quá trình phát triển.
 
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo sau đại học về Sinh thái Nhân văn của Tiến sĩ Ramboo tại Viện Chính sách Môi trường Trung tâm Đông Tây Honolulu – Hawaii – Hoa kỳ tháng 4 năm 1990, trở về Việt nam, ứng dụng thử nghiệm khung lý thuyết của tiến sĩ Ramboo như một phương pháp luận tiếp cận cộng đồng các tộc người thiểu số trong nghiên cứu chiến lược giảm nghèo cấu trúc tại các tỉnh miền núi Việt nam, Lào, và Bắc Thái lan. Những bài học có giá trị thực tiễn được rút ra từ phương pháp luận tiếp cận giảm  nghèo cấu trúc là đặc thù sinh học và bản chất hệ thống của hệ Sinh thái có ý nghĩa quyết định trong tiến trình hình thành nền tảng văn hóa cơ bản của các tộc người!
 
Sinh thái Nhân văn Sinh học – tóm lược
 
Đặc thù sinh học và bản chất hệ thống của hệ Sinh thái có chức năng quyết định tính đặc thù văn hóa và các quan hệ xã hội của cộng đồng, phản ánh thực tiễn khách quan và cội nguồn hệ giá trị  các tộc người với các nền văn hóa và lịch sử phát triển tương tác, chọn lọc và thích nghi với tự nhiên.
 
Các công trình tự nghiên cứu về tộc người Dzao tại Vườn Quốc gia Ba vì, Tộc người Mong tại vùng sinh thái đá vôi bản Ổn ốc, xã Mường Lựm, huyện Yên châu, Tỉnh Sơn la, Tộc người Sinh mun, bản Bó ngôi, xã Phiêng khoài, huyện Yên châu, tỉnh Sơn la, tộc người Mã liềng, Bản Kè, xã Lâm hóa, huyện Tuyên hóa, Tỉnh Quảng bình, Tộc người Giarai, làng Kênh ngo, xã Nghĩa hòa, huyện Chuparh, tỉnh Gialai, tộc người Eđê, bản Kxia, Buôn Ma thuột, tỉnh Đaklak, Tộc người Khơ mú, bản Thàn, xã Chiềng pằn, Tộc người Thái bản Chiềng đông xã Chiềng đông, huyện Yên châu, Tộc người Macoong, bản Cu tồn xã Tân thượng trạch, huyện Bố trạch, Tộc người Nùng, bản Đồng Mậm xã Sơn hải, huyện Lục ngạn, tỉnh Hà bắc, Tộc người Karen, bản Nòng tào, huyện Maewang, Chiangmai, Tộc người Mong, bản Maesamai, Chiangmai, Thailand, Tộc người Mong tại bản Lóng lăn, Tộc người Khơ mú, Tộc người Lào lùm tại tỉnh Luangphrabang, Lào…,  khái niệm Sinh thái Nhân văn Sinh học được hình thành theo thời gian, cùng với chuyện dân gian, ghi chép, đúc kết, vận dụng và kiềm chứng, nay  đã trở thành khung khái niệm chỉ dẫn trong  suốt tiến trình tiếp cận giảm nghèo cấu trúc và phát triển cộng đồng dựa vào niềm tin và tín ngưỡng riêng của từng tộc người sống  trên từng vùng sinh thái.
 
Sinh thái Nhân văn Sinh học mô phỏng con người và tự  nhiên trong một vùng cảnh quan có cấu trúc tổ chức như Tế bào Cơ thể sống!
 
Nếu cấu trúc của một Tế bào Cơ thể sống có 3 phần;  thì cấu trúc của một Cộng đồng cũng có 3 phần tương tự.
 
Phần Nhân của Tế bào là Nguyên Sinh chất (Chromosomes) có chức năng di truyền (heredity), tương đồng với Nguyên Sinh chất của Tế bào được mô phỏng là Nhân giá trị (Niềm tin, tín ngưỡng và chuẩn mực đạo đức = chromosomes) của cộng đồng  giữ chức năng di truyền (heredity)  từ thế hệ này qua thế hệ khác.
 
Phần bọc xung quanh Nhân là Tế bào chất của Tế bào (cytoplasm) có chức năng nuôi dưỡng Nhân tế bào,  tương đồng với Tế bào chấtcủa Tế bào được mô phỏng là thiết chế kinh tế, xã hội, văn hóa và đời sống truyền thống  (luật và tục bất thành văn = cytoplasm) của cộng đồng,  giữ chức năng nuôi dưỡng (nurturing) và phát triển Nhân giá trị (Niềm tin, tín ngưỡng và chuẩn mực) của cộng đồng  từ đời này sang đời khác, đảm bảo cốt cách riêng của từng tộc người sinh sống trên từng vùng sinh thái cảnh quan đặc thù.
 
Phần màng bọc Tế bào chất của một Tế bào (Cell memberance) có chức năng bảo vệ (protection) tế bào, tương đồng với màng bọc Tế bào được mô phỏng là những hành vi biểu hiện hàng ngày trong cuộc sống (lễ hội truyền thống, phương thức canh tác, sản xuất, văn hóa sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên…) của từng thành viên, từng gia đình, từng dòng họ, từng thế hệ, có chức năng bảo vệ (protection) trong quá trình chọn lọc, thích nghi, giao lưu và phát triển giữa cộng đồng với láng giềng và với môi trường.
 
Cấu trúc của một hệ sinh thái nơi cộng đồng nương tựa và đồng hành  cũng được mô phỏng như cấu trúc một cộng đồng.
 
 
Phần Nhân giá trị (Niềm tin, tín ngưỡng và chuẩn mực đạo đức = chromosomes) của cộng đồng giữ chức năng di truyền (heredity) từ thế hệ này qua thế hệ khác, tương đồng với Nhân giá trị của cộng đồng được mô phỏng là  Sinh vật trung tâm giữ chức năng di truyềncác bản chất đặc thù  và của hệ sinh thái tự nhiên trên từng vùng cảnh quan của tạo hóa.
 
Sinh vật trung tâm (Central Biomass)  khó thay thế cho dù vật đổi sao dời dưới bất kỳ quan niệm giá trị nào trong tiến trình phát triển!.
 
Hệ sinh thái càng tồn tại nhiều Vòng đồng tâm (concentric circles) của các sinh vật thứ cấp, có nghĩa hệ sinh thái đó càng đa dạng, tính cạnh tranh càng mãnh liệt, sức chống chịu của hệ sinh thái càng cao, bản chất hệ thống và tính đặc thù càng rõ rệt, chức năng nuôi dưỡng và phát triển Sinh vật Trung tâm càng bền vững.   Nhân giá trị của hệ nhân văn và tính cộng đồng trong hệ sinh thái đó càng có nhiều không gian và cơ hội thực hành, chọn lọc,  cạnh tranh  và  sáng tạo, giúp cho các giá trị tinh thần bất thành văn của cộng đồng được  lưu truyền an toàn liên thế hệ trong môi trường tự nhiên này..
 
Cộng đồng song hành, thích nghi, đính hôn và đơm hoa kết trái theo thời gian và không gian  với hệ sinh thái và lưu truyền từ đời này qua đời khác nhờ tiến trình trao đổi giữa các dòng vật chất (Material Flows), dòng năng lượng (Energy Flows) và dòng thông tin (Information Flows) đa dạng của nhau và trong quan hệ tương tác với các hệ xung quanh.  Tương tác hữu cơ giữa các dòng trong hệ sinh thái và giữa hệ sinh thái với cộng đồng, giữa cộng đồng với cộng đồng  và với  hệ sinh thái, qua chọn lọc, thích nghi,  sinh tồn tự điều chỉnh hài hòa, an toàn và tự chủ theo thời gian, dân gian  và lịch sử phát triển, tiến hóa.  đa dạng của nhau và trong quan hệ tương tác với các hệ xung quanh.  Tương tác hữu cơ giữa các dòng trong hệ sinh thái và giữa hệ sinh thái với cộng đồng, giữa cộng đồng với cộng đồng  và với  hệ sinh thái, qua chọn lọc, thích nghi,  sinh tồn tự điều chỉnh hài hòa, an toàn và tự chủ theo thời gian, dân gian  và lịch sử phát triển, tiến hóa.
 
 
Sơ đồ BHE -  Trần thị Lành 1989 -  1999 - 2009
 
 
Sinh vật Trung tâm của Hệ sinh thái và Nhân giá trị của cộng đồng tương tác bằng hữu vị  linh thiêng tối thượng của Tạo hóa.
 
Bản chất đa dạng và hệ thống của hệ sinh thái đã thêu dệt nên tính đa dạng và đặc thù văn hóa riêng biệt của từng tộc người. Hệ sinh thái càng đa dạng, không gian thực hành văn hóa, khả năng chọn lọc và thích nghi càng an toàn, tính tự chủ càng rõ rệt. Luật và Tục bất thành văn của các tộc người trong khả năng tự duy trì, tự nuôi dưỡng và tự phát triển các hệ sinh thái của chính họ ngày càng an toàn và bền vững. Giá trị và  hành vi vị cộng đồng và vị tự nhiên càng ngày càng phát triển tại các bản làng ít bị tác động bởi các thiết chế chính thống. Sinh thái Nhân văn Sinh học tôn trọng sự đa dạng bình đẳng giữa các quan niệm giá trị của từng tộc người trong từng hành vi  và  tư duy tiếp cận. (Luật tục trong quản lý và bảo vệ Rừng đặc dụng bản Lóng lăn, Vai trò  dòng họ Hoàng trong quản lý rừng thuốc nam cộng đồng bản Tả Cán hồ, Tri thức địa phương trong qui hoạch sử dụng đất bản Na xai, rừng cộng đồng bản  Ổn ốc sẽ minh chứng tiếp theo theo thời gian).
[1] BHEBiological Human Ecology initiated during taking on PHDDzao ethnic minority and Bavi National Park 1992 – 1999” of Ms Tran thi Lanh – founder of “Central for Human Ecology Study of Highland” – CHESH
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Cách tiếp cận các Dân tộc vùng cao của TEW
 Phụ nữ Kim Hoá, Tuyên Hoá (Quảng Bình) xây dựng Quỹ Tiết kiệm- Tín dụng bền vững
 Chín bước tiếp cận phát triển cộng đồng các tộc người thiểu số trong lưu vực Mekong

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 9   -   Visited: 1739051