SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CHESH GLOBAL
Phụ nữ Kim Hoá, Tuyên Hoá (Quảng Bình) xây dựng Quỹ Tiết kiệm- Tín dụng bền vững
01/01/2011
 
Kim Hoá là một xã nghèo của huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Xã gồm có 5 thôn, với 4.956 khẩu (năm 1999). Đã từ lâu đời, người phụ nữ chỉ biết vào rừng kiếm củi, mây, tranh, tre, lá nón để kiếm sống, nên cuộc sống, nên cuộc sống không những bấp bênh, mà chị em cũng khó có cơ hội học hỏi và thực hành kinh nghiệm canh tác, chăn nuôi ổn định trên vườn hộ. Chị em càng có ít điều kiện tham gia các hoạt động quản lý kinh tế gia đình tham gia công việc của thôn, xã, từ đó khó tự khẳng định vai trò, vị trí đích thực của mình. Đặc biệt từ khi đóng cửa rừng, việc khai thác, vận chuyển lâm sản và các thành phẩm từ rừng trở nên đặc biệt khó khăn, đời sống người dân vì vậy càng trở nên gay cấn. Căng thẳng xã hội và gia đình, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái do các áp lực cơm, áo, gạo tiền ngày càng đè nặng lên vai người mẹ, người vợ.
 
Đã có nhiều dự án, chương trình tín dụng hỗ trợ phụ nữ và nhân dân của xã giải quyết các khó khăn như các chương trình tín dụng của ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng phục vụ người nghèo thông qua hội nông dân, hội phụ nữ, nhưng hiệu quả thấp, vì ngân hàng không quan tâm đến việc tạo khả năng tự quản lý, sử dụng vốn tốt hơn cho người dân, mà chỉ quan tâm đến thủ tục phát và thu vốn, lãi.
 
Nhận thấy đây là một hoạt động quan trọng có khả năng hỗ trợ người dân thiểu số xoá đói giảm nghèo, Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức bản địa và Phát triển miền Trung (CIRD) trực thuộc TEW đã cố gắng tìm tòi con đường đi thích hợp của mình trong lĩnh vực này.
 
Thành lập nhóm Tiết kiệm -Tín dụng đơn giản
 
Nhờ đợt tập huấn giới, tiết kiệm và tín dụng tại xã ( tháng 3/1998), nhóm nông dân nòng cốt hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm, tín dụng và ý nghĩa của nhóm tiết kiệm đối với sự tham gia, bàn bạc quyết định việc nhà, việc thôn xã.
 
Ngoài nhiệm vụ tiếp thu kỹ thuật, họ còn là người đi đầu thực hành, đồng thời giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho người dân và phụ nữ. Sau khi dự tập huấn về nhóm tiết kiệm, tín dụng đầu tư cho các điều phối viên tại CIRD (tháng 7/1999), các cán bộ phụ nữ xã (chị Trương Thị Ba, chị Ngô Thị Hoa, chị Nguyễn Thị Hoà...) và các chi hội trưởng phụ nữ các thôn đã tổ chức cuộc họp phụ nữ ở từng thôn để chị em thảo luận, thấy rõ hơn ý nghĩa của nhóm tiết kiệm. Do chưa làm quen với quản lý tiết kiệm, tín dụng trên phạm vi toàn xã nên ban đầu chị em chọn hình thức tiết kiệm đơn giản. Cứ 5-10 chị em ở gần nhau lập nên một nhóm, tại mỗi thôn có thể lập nhiều nhóm phụ nữ tiết kiệm khác nhau. Mỗi nhóm bầu ra một tổ trưởng. Tổ trưởng chịu trách nhiệm ghi chép cho toàn nhóm. Ngoài ra mỗi thành viên giữ một sổ tiết kiệm. Mỗi lần nộp và phát tiền đều có ghi chép, ký nhận đầy đủ vào sổ chung của tổ và sổ của từng thành viên. Mỗi chị đóng góp từ 5.000 đến 10.000 đồng/tháng. Số tiền này được giao cho 1 chị do nhóm bình chọn theo thứ tự ưu tiên ai khó khăn hơn nhận trước. Chị em nhận số tiền này để đầu tư vào việc nuôi gà giống, đây là cách làm quen với đầu tư từ các khoản tiền nhỏ. Qua một thời gian ngắn, toàn xã đã lập được 25 nhóm phụ nữ tiết kiệm với 190 chị em tham gia. Qua các cuộc họp nhóm, chị em đã có cơ hội tâm sự với nhau nhiều điều vui, nỗi buồn, nhiều cách làm ăn nhỏ, dần dần các hoạt động tiết kiệm trở thành nhu cầu của chị em và trở thành một hình thức sinh hoạt xã hội và kinh tế nhỏ không thể thiếu được trong thôn xóm.
 
Từ nhu cầu tham gia tiết kiệm, sử dụng nguồn vốn ngày càng lớn, chị em nhận thấy rằng sự hiểu biết các kỹ thuật về chăn nuôi, thú y, trồng trọt, tiết kiệm, ghi chép sổ sách là không thể thiếu được. Ban chấp hành Hội phụ nữ xã đã thay mặt chị em đề nghị Văn phòng CIRD tổ chức các đợt tập huấn về: kỹ thuật lâm sinh, nông nghiệp sinh thái, canh tác trên đất dốc, trồng và chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật chăn nuôi-thú y....
 
Sau khi thực hành tiết kiệm, lập kế hoạch đầu tư ở mức thấp, chị em cũng làm quen dần và tự tin hơn trước việc đầu tư từ những khoản vay lớn hơn. Đó là cơ sở cho việc giao vốn đến từng hội viên có nhu cầu. Nguồn vốn của CIRD với lãi suất 0.7% là cao hơn so với các nguồn tín dụng khác ở xã. tuy vậy, chị em vẫn muốn được vay vốn đó vì hiểu rằng lãi suất ở đây hoàn toàn phục vụ cộng đồng.
 
Trong buổi nhận vốn đợt đầu (23/10/1999), có 33 chị đã nhận tổng số vốn vay là 30.400 000 đồng. Các chị đã thảo luận quy chế sử dụng thu nộp vốn, lãi và bầu ra Ban quản lý tiết kiệm, tín dụng của mình, trong đó các thành viên được phân công trách nhiệm cụ thể.
 
Trong quá trình hoạt động, các lãnh đạo phụ nữ cốt cán (đồng thời là thành viên ban quản lý tín dụng) được cử đến Văn phòng CIRD, với tư cách là điều phối viên của Kim Hoá, cùng các điều phối viên các xã bạn tham dự các hội thảo và tập huấn nâng cao về lập kế hoạch của nhóm hội về viết báo cáo, ghi chép sổ sách, xây dựng quy chế tín dụng, quy chế của nhóm về tổ chức và quản lý các hoạt động tại cộng đồng.
 
Qua kiểm tra, nắm bắt, phân tích tình hình các nhóm tiết kiệm thường xuyên, ban quản lý tiết kiệm-tín dụng nhận ra rằng: mặc dù nhóm tiết kiệm có tác dụng tốt đối với sự tham gia của chị em, nhưng cũng còn những hạn chế như: phân tán, khó kiểm soát nguồn vốn; số vốn góp vào nhỏ không đáp ứng nhu cầu đầu tư; thời gian ngắn chỉ tương ứng với một chu trình nọp vốn (từ 5 đến 10 tháng, tuỳ theo số lượng thành viên của nhóm). Vì vậy chị em đã đặt ra vấn đề cần tìm hình thức tổ chức và cách vận hành mới để đảm bảo tính bền vững của hoạt động tiết kiệm tín dụng. Điều này được các điều phối viên Kim Hoá đặt ra và bàn với điều phối viên các xã ban trong hội thảo mô hình tiết kiệm - tín dụng bền vững tại Văn phòng CIRD đầu tháng 1/2000. Sau đó xã Kim Hoá đã được chọn làm xã đầu tiên để xây dựng mô hình quỹ tiết kiệm- tín dụng bền vững.
 
Sau hội thảo một số đại diện của phụ nữ Kim Hoá đã được cử đi tham quan mô hình quỹ tiết kiệm- tín dụng tại xã Phượng Mao, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ vào tháng1/2000. Quỹ tiết kiệm này được Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC) tư vấn, xây dựng từ hơn 3 năm, đến nay đang hoạt động tốt.
 
Quỹ tiết kiệm- tín dụng bền vững ra đời
 
Sau chuyến tham quan Phượng Mao, với sự đồng lòng nhất trí của tất cả thành viên 25 nhóm tiết kiệm và sự ủng hộ của lãnh đạo xã, chị em bắt đầu hình thành quỹ tiết kiệm ở quy mô cấp xã với tinh thần tự nguyện, tự giác, cùng nhau gánh vác, cùng nhau tham gia, cùng nhau chia sẻ. Một cuộc họp được tổ chức giữa lãnh đạo xã, trưởng thôn, lãnh đạo phụ nữ cấp xã, thôn và cán bộ CIRD để xây dựng dự thảo quy chế tiết kiệm- tín dụng. Sau đó là các cuộc họp phụ nữ các thôn để tất cả hội viên đều được biết, được bàn và đóng góp ý kiến xây dựng quy chế. Trên cơ sở đó ban quản lý cùng hoàn chỉnh bản quy chế quỹ tiết kiệm- tín dụng, trình UBND xã để được xác nhận.
 
Quy chế cũng quy định trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của từng cấp, thành viên ban quản lý như: xác định nhu cầu của từng thành viên, lập kế hoạch hàng tháng, quý, kiểm tra, đánh giá các hoạt động của hội viên, ghi chép sổ sách, chứng từ, viết báo cáo, thu lãi, quản lý vốn, xét cho vay.....Ban quản lý cấp xã, thôn, hoặc tổ trưởng đều được các hội viên bầu chọn hàng năm. Như vậy vị trí, vai trò lãnh đạo của chị em được luân chuyển cho nhau, tạo ra tính dân chủ bình đẳng, tự tin và cơ hội nâng cao năng lực quản lý được phân đều cho tất cả các chị em có khả năng.
 
Đến ngày 20/6/2001, tuy chỉ mới có gần 5 tháng hoạt động, toàn xã đã có 180 thành viên tham gia quỹ với số tiền tiết kiệm là 22.630.000 đồng. Các hội viên đã mạnh dạn đề xuất với văn phòng CIRD hỗ trợ vốn hai lần với tổng số vốn vay là 55.750.000 đồng. Tổng số tiền hiện nay mà ban quản lý hội tiết kiệm - tín dụng đang sử dụng và quay vòng trong cộng đồng là 83.850.000 đồng, trong đó số tiền lãi là 5.470.000 đồng đã được phát cho 115 hội viên để làm vốn phát triển chăn nuôi.
 
Các kết quả của chương trình tiết kiệm- tín dụng
 
Với nỗ lực của chính chị em hội viên, ban quản lý và sự hỗ trợ đắc lực của CIRD, đến nay các hoạt động tự quản của quỹ, nhóm đã đi vào nề nếp. Cơ cấu tổ chức, phương pháp quản lý, quy trình lập kế hoạch, ghi chép sổ sách, đánh giá, báo cáo đã trở thành một quy trình hoạt động có hệ thống.
 
Hội tiết kiệm- tín dụng đã tự lập kế hoạch tiêm phòng gia súc theo định kỳ cho tất cả các gia súc của hội viên, tổ chức cho chị em tham quan mô hình chuồng trại đúng quy cách, mô hình chăn nuôi, làm vườn giỏi trong xã. Tổ chức các cuộc tập huấn lại cho chị em về chăn nuôi, chọn giống....
 
Năng lực tổ chức, quản lý, điều hành, lập kế hoạch, kiểm tra, thẩm định các hoạt động của quỹ và các tổ, nhóm của ban quản lý, các trưởng nhóm, tổ trưởng đã được khẳng định. Chị em hội viên tự tin hơn, tự hào hơn với việc làm và kết quả làm việc của mình.
 
Các kiến thức khoa học kỹ thuật như trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc cây ăn quả, phòng trừ sâu bệnh cho cây, cho con, việc lập kế hoạch đầu tư, cân nhắc trồng cây gì, nuôi con gì để có lãi được chị em nắm vững, được thử nhgiệm qua thực tế sản xuất, của gia đình.
 
Các hoạt động của nhóm, quỹ đã tạo cơ hội cho chị em gần gũi trao đổi, chia sẻ với nhau những gì mà mình biết, mình học được. Có sự giúp đỡ tận tình, chân thành, sự ưu ái đối với các chị em nghèo trong việc cải thiện vấn đề cơm ăn áo mặc hàng ngày. Tình cảm trong mỗi gia đình, giữa vợ chồng, con cái, tình đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng cũng vì thế mà được củng cố và tăng cường.
 
Hoạt động tiết kiệm- tín dụng đã góp phần cải thiện thu nhập, cải thiện điều kiện sống của nhiều chị em và gia đình họ.
 
Phong trào sản xuất cũng được đẩy lên trong thời gian ngắn hàng chục vườn hộ đã đựơc hình thành. Từ giữa năm 2000 đã tạo nên phong trào rầm rộ phát triển vườn hộ trong xã. Có những gia đình có nhiều nguồn hỗ trợ, có nhân lực đang tiến hành xây dựng các trang trại, các mô hình VAC với quy mô đáng kể.
TEW-2001
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Cách tiếp cận các Dân tộc vùng cao của TEW
 Sinh thái Nhân văn Sinh học và Giảm nghèo Cấu trúc
 Chín bước tiếp cận phát triển cộng đồng các tộc người thiểu số trong lưu vực Mekong

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 33   -   Visited: 1739130