Trong thời gian từ ngày 01 đến ngày 06/5/2012 trên các Trường thực địa của SPERI đã và đang diễn ra các hoạt động đặc sắc liên quan tới quá trình đào tạo các thanh niên trẻ dân tộc thiểu số trở thành các nhà nông sinh thái, lãnh đạo trẻ ở các cấp chính quyền trong tương lai. Với chiến lược đó song hành cùng với lịch thời vụ của mỗi vùng miền nên trong thời gian này một số hoạt động đã diễn ra tại các Trường thực địa như:
Đối với FFS-HEPA: Với mạng lưới các mô hình đào tạo thực hành, tại đây đã diễn ra các hoạt động thực tập sản xuất, đào tạo lại trên mỗi một mô hình cụ thể. Mỗi hoạt động đều mang được nét đặc trưng riêng của địa hình, canh quan nơi đó.
Mô hình đất dốc Thượng Uyển với các ruộng bậc thang được thiết kế theo kiến thức của người Mông nay được trồng các luống khoai vạc, khoai từ, khoai sọ, gừng xen lẫn với nhau tạo nên mối tương tác bền chặt tuân theo nguyên tắc “đa dạng – kết nối” trong thiết kế Nông nghiệp Sinh thái.
Mô hình Cây khế với kiến thức được tích lũy trong 2 năm tại trường Thực địa FFS-HEPA Em Pha ly và Anong đã rút ra được bài học trong quy hoạch thiết kế hệ thống. Các em đã ứng dụng các bài học đó vào quy hoạch lại khu chăn nuôi gà ở địa điểm mới phù hợp hơn. Từ khả năng quan sát về sự thay đổi của đất “đất xấu có màu vàng, xám” nay sau gần 2 năm khoanh vùng chăn nuôi gà vùng đất này có “màu nâu đen, thảm mục dày”. Hai em đã đề xuất quy hoạch và thiết kế khu khoanh nuôi gà mới, dành phần đất được nuôi dưỡng này để đưa vào canh tác sản xuất rau phục vụ cho bữa ăn hàng ngày trên mô hình.
Mô hình Linh mộc với chiến lược vừa chia sẽ vừa thực hành ngay trên mô hình mình, Hai em Bunlieng và Phonh đã tiến hành buổi workshop giữa học sinh KLao1 và KLao2 cùng với các bạn TNV. Để chia sẽ với các em học sinh mới về quy hoạch thiết kế của mô hình Linh Mộc cùng với các giải pháp nhỏ và chậm, nuôi dưỡng đất tuân theo các nguyên tắc trong Nông nghiệp Sinh thái mà mô hình đã ứng dụng. Thông qua buổi workshop học sinh KLao2 hiểu được vấn đề và đã làm các bài tập nhỏ thực hành trồng cây họ đậu cải tạo đất, trồng các cây trên bờ mương đồng mức: Dứa, gừng, sả, nghệ,… trên mô hình Linh mộc.
Mô hình Khesoong với lợi thế có nước trên các ruộng bậc thang nhỏ của mình kết hợp cùng với lịch thời vụ, các em học sinh đã tiến hành trồng rau muống nhằm phục vụ rau xanh cho mô hình. Bên cạnh đó các em học sinh đã tiến hành tấp tủ cho các luống rau, làm cỏ vườn, đào tạo mặt bằng để chuẩn bị xây bể chứa nước tại mô hình. Ngoài ra do các em học sinh KLao2 mới đến Việt Nam chưa thành thạo tiếng Việt nên đã giành một ít thời gian để học thêm tiếng Việt phục vụ giao tiếp hàng ngày.
Hoạt động vườn ươm sinh thái HEPA luôn luôn đồng hành cùng với các mô hình, nhằm làm thế nào trong tương lai gần mô hình vườn ươm có đủ số lượng cây giống để cung cấp theo nhu cầu của các mô hình tại FFS-HEPA và xa hơn nữa cung ứng ra thị trường bên ngoài. Trong thời gian trên mô hình vườn ươm đã tiến hành phát dọn khuôn viên quanh bờ, làm được 20m2 giàn chanh leo, đã cấy được 500 hom cây Dâu ra rễ vào bầu dinh dưỡng.
Đối với FFS-Simacai: Trong thời gian 5 ngày vừa qua theo lịch thời vụ các loài cây trồng đểu đã được trồng nên thời gian này do nắng nóng kéo dài, các hoạt động chủ yếu là chăm sóc, tưới nước, bắt sâu cho cây trồng. Ngoài ra trong thời gian này tại FFS-Simacai đã tiến hành thu hoạch củ Khoai Tây.
Tất cả các hoạt động đã và đang diễn ra tại các FFSs của Viện SPERI đều là những giải pháp nhỏ, chậm và chắc. Nhằm mục đích đào tạo nuôi dưỡng các giá trị đạo đức, niềm tin và phương thức canh tác bản địa của cộng đồng dân tộc thiểu số trong lưu vực sông MEKONG. Đặc biệt hơn nhằm tìm ra và nuôi dưỡng những thanh niên trẻ dân tộc thiểu số trở thành các nhà lãnh đạo trong tương lai.