Sau thời gian gần hai năm học tại Trường thực địa FFS-HEPA, các em học sinh Lào đã trưởng thành hơn cả về hành động lẫn tư duy. Phương pháp đào tạo “dạy thông qua thực hành” đã làm cho các em học sinh thấm nhuần lý thuyết và nắm chắc lý thuyết vận dụng vào thực tiễn trên chính các mô hình của các em.
Cụ thể như Em Phonh & Bunlieng tháng 10/2011 đã nhận mô hình Linh mộc để thực tập sản xuất, thiết kế, vận hành nâng cao kỹ năng quản lý mô hình. Em Anong & Phaly là các chủ của mô hình Cây khế; Nhóm học sinh Khesoong (Viengphet, Inta & Vilay) rất chủ động trong các hoạt động thực tập sản xuất trên mô hình theo lịch thời vụ. Kỹ năng của các em học sinh Lào không chỉ dừng lại ở các hoạt động thực tập trên mô hình, nó còn được thể hiện trong các kỹ năng sử dụng máy tính, chụp ảnh, ghi chép nhật ký và viết báo cáo bằng Tiếng Việt. Đặc biệt hơn trong 6 tháng lại nay các em học sinh Lào đã thể hiện rất rõ và chứng tỏ mình thông qua kỹ năng chia sẻ và đào tạo lại.
Tháng 04/2012 vừa qua tại FFS-HEPA đã đón đoàn Nông dân đến từ tỉnh Xiêng Khoảng - Lào học tập, chia sẻ và trao đổi với cán bộ, học sinh HEPA. Trong thời gian trên chính các em học sinh Lào đã mạnh dạn, tự tin chia sẻ lại các bài học mà các em đã học được từ Chương trình đào tạo FFS-HEPA cho đoàn, các em đã chia sẻ về phương pháp đào tạo của nhà trường, văn hóa và con người HEPA.
Kết quả chuyến tham quan của đoàn Nông dân Xiêng Khoảng, Lào được hai bên đánh giá rất cao. FFS-HEPA đã để lại ấn tượng sâu sắc về môi trường đào tạo, tình người thân thiện, hài hòa với thiên nhiên,… và hứa hẹn những hợp tác mới trong tương lai gần.