SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CHESH GLOBAL
Đất và bản sắc của Sinh tồn
01/01/2011
 
Muôn loài, trong đó có loài người, đều là những sinh linh tồn tại bình đẳng. Các sinh linh đó có những linh cảm tương đồng lẫn nhau, không ít hơn và không nhiều hơn, theo quy luật của tạo hoá.
 
Từ quan niệm đó, có thể hiểu Đất cũng là một loài, hay một cách khác, là một tài nguyên đặc thù hơn các loại tài nguyên khác, bởi đất là một chủ thể mà ở đó muôn loài, trong đó có cả loài người, được trú ngụ và an cư. Bởi vậy các khái niệm liên quan đến đất, như lãnh thổ đất, biên giới đất, cấu trúc, chức năng và các thành phần trong đất, loại đất…, những nhân tố tạo thành chủ thể đất, đã thực sự trở thành nơi quyết định sự sinh tồn của muôn loài, cả ở trên mặt lẫn trong lòng đất. Tuy nhiên, trong khi đó, triết lý ứng xử, luật lệ vận hành và con đường đến với đất của con người thì có vẻ chưa nhận diện đầy đủ những chức năng và quyền uy tối thượng của chủ thể này. Nhiều vùng miền, tại nhiều quốc gia trên trái đất này nói chung, Việt Nam nói riêng, đã và đang ứng xử với chủ thể này chưa thấu tình và đạt lý. Điều này thể hiện đặc biệt thông qua triết lý trong quy hoạch sử dụng, cũng như chiến lược kiểm soát các hành vi ứng xử trong quy hoạch sử dụng và phát triển tài nguyên đất này, và đã thực sự trở thành một vấn đề cần tranh cãi bình đẳng giữa mọi quốc gia.
 
Bởi đất không chỉ dừng lại ở những giá trị hữu hình của nó, như là nguồn vốn, là nơi nuôi dưỡng các loại thực vật, động vật, vi sinh vật và các sinh linh có mặt trên đất, để cho con người và các loài nương tựa vào nhau; mà đất còn là đối tác không thể thiếu của hệ mặt trời, và chắc chắn là rất nhiều hệ khác trong tự nhiên. Đất cũng là một chủ thể trong nhiều nghiên cứu, chứng kiến, cũng như quan niệm và cách hiểu về sự phát triển hài hoà mà các trường đào tạo nhà nông sinh thái, mà Viện Nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội - SPERI  cảm nhận, đất cũng còn là  nguồn nuôi dưỡng các giá trị bản sắc văn hoá của từng tộc người. Không chỉ dừng lại ở đó, đất còn là chủ thể và là nhân tố định đoạt các giá trị sở hữu tâm linh của  mỗi tộc người. 
 
Đất cũng là điều kiện tiên quyết để hình thành và quyết định những khả năng thích ứng tự nhiên, cùng bản chất lịch sử của con người theo thời gian. Đất quyết định những ràng buộc biện chứng giữa con người với thế giới tự nhiên. Bản chất hệ thống của tự nhiên đã chèo lái con người được sinh ra trong hệ thống đó, cũng như mang theo những đặc thù hệ thống rõ nét trong các quan hệ xã hội. Người xưa có câu Địa Linh sinh Nhân kiệt. Đất chính là một cấu phần của tự nhiên; cùng với sự kiến tạo của địa hình, sông suối, núi rừng… thêu dệt nên những cảnh quan kỳ vĩ, và trong những vùng cảnh quan như vậy, đất cũng đã tham gia tích cực cùng với tiến trình thi vị hoá tình cảm của con người, của dân tộc và của quốc gia, để tạo nên những áng thơ ca, cùng những câu chuyện cổ tích lưu truyền nhiều thế hệ...
 
Ấy vậy mà cho đến hôm nay, khi trình độ khoa học của nhân loại đã đạt đến một mức độ cao, đất lại trở nên không hài lòng trong cuộc song hành với khoa học; thậm chí đất còn đang tìm kiếmờnhngx chứng cớ hùng hồn để ly dị con người và  những loài đã từng chung sống với mình từ thuở xa xưa.
 
Vì sao khi khoa học đạt đến đỉnh cao thì đất lại có những biểu hiện tiêu cực đến vậy? Phải chăng xưa nay, vốn dĩ những nỗ lực của con người để vươn lên trong cuộc sống đều chưa thực sự  dựa trên cơ sở của sự hiểu đầy đủ những gì đất muốn? Phải chăng khoa học quan niệm đất sinh ra là chỉ để phục vụ cho những nhu cầu của con người, và luôn muốn biến đất thành những vật ngoan ngoãn, chỉ biết nghe lời, và ở đó con người thông qua Khoa học có thể mãi mãi vắt đất ra nước, thay trời làm mưa?
 
Đã đến lúc mọi sinh linh, mà đặc biệt là con người, cần phải giành đủ thời gian, đủ tâm trí và sự tỉnh táo để lắng nghe những tiếng thở dài ngao ngán của đất. Đành rằng không một quốc gia nào trên thế giới là không tồn tại một bộ luật đất đai, với những quy định tưởng chừng như hết sức chặt chẽ, đủ thuyết phục cho các phương án quản lý, quy hoạch và kiểm soát các giá trị bền lâu cho từng loại đất khác nhau; tuy nhiên trên thực tế, những bộ luật đất đai đó đang thực sự trống vắng  một quan điểm phát triển hài hoà và trân trọng đối với đất, như đối với một linh hồn đầy quyền uy, nơi ban phát sự sống cho muôn loài; nơ mài muôn loài đều sinh ra từ đó, và khi từ giã trần tục, cũng quay trở lại vĩnh hằng ở đó…
 
Một cuộc cách mạng về tư tưởng, về thể chế và về hành vi, nhằm hướng tới chiến lược tổ chức kiểm soát công minh và khôn ngoan các hoạt động quy hoạch và quản lý quy hoạch trong sử dụng các loại đất đai trên phạm vi toàn thế giới, vì một triết lý nuôi dưỡng an toàn các hệ giá trị của muôn loài, góp phần tôn trọng các hệ tín ngưỡng thiên nhiên của hàng ngàn nhóm người bản địa đang phải chịu cảnh tước đoạt các giá trị sở hữu tâm linh và xói mòn các giá trị văn hoá, bị vô hiệu hoá quyền công bằng giữa các nhóm người trong xã hội, để rồi hy vọng sẽ lập lại quan niệm giá trị đích thực của đất, đang là một bài toán cho sự sinh tồn trên hành tinh này, vì hôm nay và mãi mãi mai sau.
Đến lúc con người phải trả lời câu hỏi: Mục tiêu của loài người trong ứng xử với đất đai cuối cùng là gì vậy? Bằng cách nào loài người nhận diện tội lỗi của chính mình để từ đó tìm lại cái đích thực của con người trong ứng xử với đất, để có được một chiến lược sử dụng, quản lý và phát triển công bằng đối với tài nguyên đất trong bối cảnh toàn cầu hoá, mà ở đó, đồng tiền và giá trị của nó đang hoành hành như một chất gây mê bất khả kháng?
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Con đường đến bản Ổn Ốc, xã Mường Lựm, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
 Những mối tương tác trong quan hệ giữa Đất và sự Sinh tồn
 Vai trò của các VNGOs trong vận động chính sách

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 4   -   Visited: 1738915