SPERI LIVELIHOOD SOVEREIGNTY MECO-ECOTRA ECO-FARMING SCHOOL CHESH GLOBAL
Con đường đến bản Ổn Ốc, xã Mường Lựm, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
01/01/2011
 
 
Đầu năm 1997, một người đàn ông đến bản Ổn ốc thuộc xã Mường Lựm, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La và đề nghị với dân bản một điều rất hấp dẫn. Ba năm đã trôi qua, bây giờ dân bản biết rằng nếu như họ nhận lời đề nghị của người đàn ông ấy thì không biết bây giờ cuộc sống của họ sẽ ra sao?
 
Người đàn ông đó là ai, dân không hề biết. Ông ta nói với dân bản rằng sẽ làm cho dân bản một con đường miễn là mỗi hộ gia đình cung cấp cho ông ta một mét khối gỗ Samu. Dường như đây là một ý kiến rất đơn giản, tốt lành và dễ thực hiện. Dân ở đây cần một con đường riêng vì Ổn Ốc là một nơi nghèo và hẻo lánh nên họ nhanh chóng tán thành kế hoạch này. Một con đường chạy thẳng tới huyện Mộc Châu cạnh con đường cái lớn đi về Hà Nội. Chỉ riêng trưởng bản Vừ Lao Lềnh là còn băn khoăn với lời đề nghị đó. Ông nhớ tới lễ hội ‘Nào Sòng’ năm 1993, ở đó mọi người bàn rất nhiều về tệ nạn phá rừng đang diễn ra tại các cộng đồng của họ và tìm các giải pháp tháo gỡ. Vì thế, ông biết rất rõ giá trị của rừng gỗ Sa-mu bao quanh làng ông.
 
Trước sức ép của bà con, Ông Lềnh kêu gọi xã, huyện giúp đỡ dự án làm đường nhưng không thành công. Sau đó ông Lềnh liên lạc với một nhân viên của TEW để phàn nàn về những việc đang xảy ra.
 
Phải hành động nhanh chóng
 
Ông Lềnh và cả dân bản đều không biết rằng người đàn ông đã đến làng họ là một người đang làm việc tại C.ty buôn bán gỗ trái phép. Nếu con đường được làm thì có nghĩa rằng toàn bộ khu rừng Samu ở đó sẽ bị phá huỷ hoàn toàn.
 
Trước tình thế phức tạp đó, TEW thấy cần phải hành động ngay để bảo vệ cộng đồng. Người của TEW lập tức liên lạc được với Huyện và Bộ Lâm nghiệp ở Hà Nội và may mắn là việc phá rừng đã bị chặn lại.
 
TEW đề nghị chính quyền huyện Yên Châu đưa một số cán bộ tới bản để thuyết phục dân bản không chặt rừng nữa. Cán bộ của TEW giải thích “Bảo họ đường có thể mua được, nhưng rừng thì không thể mua được.”
 
TEW đã tìm mọi cách để giúp dân bản Ổn Ốc có được một con đường mà không phải phá rừng. Đầu tiên họ mời Đại sứ quán Hà Lan đến để xin được cung cấp một khoản tài trợ dành cho việc làm đường. Nhưng Đại sứ quán cho biết họ chỉ có thể cung cấp một khoản tài trợ nhỏ dành cho mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
 
TEW cũng kêu gọi đại diện của ICCO (Liên giáo hội vì sự hợp tác và phát triển), Kees de Ruiter, người đầu tiên đại diện cho ICCO làm việc với TEW. ông Kees trả lời, ICCO có thể tài trợ cho một dự án dưới 15,000 USD, mặc dù thông thường ICCO không có chính sách tài trợ cho việc làm đường. Trước tình hình đó, Bà Lành - Giám đốc TEW phải quay về bản Ổn Ốc để thảo luận với dân bản cách giải quyết.
 
Lúc đó dân bản đang sôi động chờ đợi Bà Lành, một cách giải quyết không thoả đáng sẽ lập tức gây mất niềm tin. Dân bản cho rằng việc làm con đường là cần thiết, vì họ cần xuống chợ để bán ngô. Bà Lành biết điều này vì đã nhiều năm dân bản yêu cầu mở một con đường. Năm 1992, sau khi việc trồng thuốc phiện bị cấm dân bản trồng rất nhiều ngô và họ muốn đưa xuống chợ bán để đổi lấy những nhu yếu phẩm khác. Tỉnh cũng hứa làm đường cho dân bản. Họ đưa cho dân bản một số thuốc nổ để phá đá, nhưng dân không thể hoàn thành được công việc vì không có sự trợ giúp nào khác.
 
Sau đó vào năm 1996, Tỉnh đưa máy móc đến cùng với số tiền 150 triệu đồng để làm một con đường dài 7 km. Nhưng theo lời cụ Lềnh, công nhân chỉ làm được khoảng 360 m rồi hết tiền, công việc đành bỏ dở.
 
Trước tình hình đó, Bà Lành quyết định thảo luận với dân bản về các khía cạnh xã hội, cũng như kinh tế của việc làm đường.
 
Bà đã phân chia dân bản ra làm các nhóm khác nhau để tiện trao đổi. Trước hết là các già làng, tiếp đó là cán bộ thôn bản, cuối cùng là hội phụ nữ. Ai cũng nhất trí là phải có đường nhưng cũng phải có rừng. Rừng là nguồn sống phải bảo vệ, còn đường cũng rất cần thiết không phải chỉ để đi lại bán ngô mà còn làm cho phụ nữ trong bản không phải trèo qua 7 ngọn núi mới tới được xã để mua muối, mua dầu. Vào mùa mưa con đường hẻm qua núi cũng sẽ rất nguy hiểm. Hơn nữa, con đường còn cho phép trẻ em hằng ngày có thể đến trường cấp hai đóng tại Trung tâm xã.
 
Mọi người đồng ý ngay vì họ cần có một con đường đi tới trung tâm xã, và Bà Lành hứa sẽ tìm nguồn tiền giúp dân bản làm đường.
 
Song mọi việc đến đây không phải đã hoàn toàn suôn sẻ. Một thời gian sau, người đàn ông kia lại quay trở lại. Một số dân bản muốn chấp nhận kế hoạch của ông ta, nhưng may thay ông Lềnh, trưởng bản đã từ chối, ông ấy nói với dân bản “Tôi tin bà Lành, chắc chắn bà ấy sẽ đưa tới cho chúng ta một con đường.”
 
Bài học từ việc làm đường
 
Sáu tháng sau khi Đại sứ quán Hà Lan từ chối tài trợ, bà Lành đã mời hai người đại diện của ICCO là Kees de Ruiter và Jan van Bentum đi tới Ổn Ốc. Họ phải đi bộ 7 km đường núi từ xã tới bản. Sau buổi họp thôn, Jan và Kees quyết định tài trợ cho Ổn Ốc để làm con đường. TEW nhận xây dựng một bản đề cương và hai tuần sau đó đề cương được chánh văn phòng ICCO chấp nhận.
 
TEW kêu gọi dân bản đứng lên làm đường, kể cả việc tìm lối cho con đường. Không bao lâu sau, hai chuyên gia của TEW được cử tới Ổn Ốc để thảo luận về kế hoạch. Già làng Vừ Lao Lềnh đã giúp họ khám phá ra rằng con đường đó còn có thể phục vụ cho hai bản người Mông khác là Dao và Pà Khọm. Vì thế họ kêu gọi các già làng, trưởng bản, cùng với cán bộ thôn cùng nhau tham gia qui hoạch và thiết kế con đường. Người dân Ổn Ốc đã thực sự tìm được lối đi và thiết kế phần đường đi qua bản mình.
 
Được sự ủng hộ nhiệt tình của huyện và xã, Ông Lềnh và các trưởng bản được giao chỉ đạo tổng chỉ huy con đường, đã huy động sự tham gia của tất cả các thành viên trong 9 bản xuang quanh nô nức, phấn khởi đi làm đường.
 
Hơn bao giờ hết mọi người rất tự giác làm việc, Ông Lềnh cho biết rằng con đường đã được hoàn thành trong 28 ngày với giá 154 triệu đồng (với giá tiền đó Tỉnh chỉ làm được đoạn đường dài 360 mét). Nếu kể cả phần đường đi qua bản Dao thì con đường Ổn Ốc có chiều dài 10,2 ki lô mét.
 
Công trình hoàn thành, hàng tháng người dân Ổn Ốc dành ba ngày công để tu bổ đoạn đường của họ, mỗi gia đình chịu trách nhiệm một đoạn. Dân bản cần sữa chữa con đường của họ sau mỗi mùa mưa, họ cần một cái máy cắt đá, và TEW đã tài trợ 7 triệu đồng cho họ để mua máy và tu bổ đường. Ông Lềnh được giao trực tiếp quản lí quĩ này.
 
Lúc đầu, không ai tin rằng một con đường lại có thể được xây dựng rẻ đến như thế. Nhưng đó là sự thực. Tuy nhiên, điều có ý nghĩa quan trọng hơn là dân bản đã tự làm lấy được một công việc lớn chính nhờ phát huy được sức mạnh nội lực của chính cộng đồng.                         
Và ảnh hưởng của con đường
 
7.000 ha rừng Samu vẫn còn nguyên vẹn xung quanh các bản người Hmông ở xã Mường Lựm. Bản Pa Khôm sau đó cũng đã làm một con đường cho mình dựa theo thiết kế của người dân. Rừng còn nguyên vẹn nên tập quán và văn hoá của cộng đồng người Hmông không bị mai một. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của lễ hội 'Nào Sòng'. Việc làm đường cũng đem lại cho họ kiến thức, kỹ năng cần thiết và sự tự tin để tự mình giải quyết lấy những vấn đề của mình trong tương lai.
 
Chúng tôi cho rằng Dự án làm đường ở Ổn Ốc là một trong những cách thức đáng tin cậy trong công việc phát triển cộng đồng. Nó chứng minh rằng khi có một mối đồng cảm giữa cộng đồng với một tổ chức phi Chính phủ địa phương và nhà tài trợ thì công việc sẽ mang lại kết quả khả quan và được hoàn thành một cách nhanh chóng. ở đây chúng ta cũng không thể quên vai trò tích cực và rất quan trọng của chính quyền trong việc tạo hành lang pháp luật và tổ chức hành chính cho hoạt động của cộng đồng.
 
Trong cộng đồng, vai trò của Già làng và trưởng bản Ổn Ốc rất quan trọng. Nhân viên của TEW tin tưởng vào vai trò của già làng và trưởng bản và tập quán truyền thống của cộng đồng, từ đó nhận thấy rằng sự phát huy tối đa hai yếu tố trên sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ bản sắc văn hoá của cộng đồng.
 
Còn bây giờ, sau khi con đường đã hoàn thành, người dân Ổn Ốc bắt đầu trồng nhiều ngô hơn, họ sử dụng giống mới, họ trỉa ngô trên đất bằng. Nhiều gia đình bây giờ đã có xe máy, nhà cửa được tu sửa. Trong bản hầu như không còn hộ đói. Nhưng già Lềnh không thích nói nhiều về những vấn đề này. Khi được hỏi con đường đã làm thay đổi cộng đồng của già như thế nào, già Lềnh chỉ cười:
 
“TEW nên đến để có một sự đánh giá, bởi nếu nói về sự thay đổi của Ổn Ốc thì tôi đã quá tự hào.”
 
Lễ 'Nào Sòng' là luật tục truyền thống rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc H'môn. Các già làng trong các cộng đồng ngồi lại với nhau bàn các vấn đề giáo dục truyền thống về những chuẩn mực về đạo đức của con cháu trong cộng đồng, những luật tục truyền thống tốt đẹp cần phải duy trì cho các thế hệ mai sau như: hành vi cư xử đối với rừng, với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhắc nhỡ các thế hệ trong cộng đồng cách đối xử với nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng nhau phát triển. Sửa đối các qui chế, luật tục nếu có những vấn đề không còn phù hợp nữa, bàn cách đào tạo già làng kế cận. Thảo luận các giải pháp giáo dục con cháu nhằm góp phần tích cực đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong các cộng đồng H'mông, chấn chỉnh những điều sai lệch, cùng thực hiện các chính sách chủ trương của nhà nước.
 
In bài viết Bookmark and Share Quay lại
Tin khác
 Những mối tương tác trong quan hệ giữa Đất và sự Sinh tồn
 Đất và bản sắc của Sinh tồn
 Vai trò của các VNGOs trong vận động chính sách

Video
Một Bhutan thứ hai, một sáng tạo phẩm từ Thiên nhiên và Con người Kon Plong còn sót lại trên hành tinh
10-28-2021 - 03:10:19
Video khác »
Tài liệu
Hệ thống cảnh báo CENDI
Tải về | Chi tiết
Quy trình làm nước rửa bát từ quả Khế
Tải về | Chi tiết
Quy Trình Chế Biến Phân Bón Hữu Cơ (EM)
Tải về | Chi tiết
Tài liệu khác »
ĐỐI TÁC
MECO-ECOTRA
- Niềm tin
- Chủ quyền tự nhiên
- Sáng kiến bản địa
- Hành động liên thế hệ
Giáo trình Đào tạo
- Triết lý đào tạo
- Kỹ năng cơ bản
- Kỹ năng nâng cao
- Kỹ năng thúc đẩy
Tính Bền vững
- Quản trị cộng đồng
- Quản trị gia đình
- Quản trị FFS
- Quản trị liên cộng đồng
Vốn Văn hóa Sinh thái
- Tổng quan
- Hồ sơ già làng
- Hồ sơ cây bố-mẹ
- Rừng tâm linh cộng đồng
Mô hình đào tạo
- Sơ đồ các mô hình đào tạo nông nghiệp sinh thái
- Mô hình cấp gia đình
- Mô hình cộng đồng
- Mô hình cấp vùng
12C Đường Phạm Huy Thông, Quận Ba Đình, T.P Hà Nội  *  Tel: +84-(0)4-3771 7367  *  Fax: +84-(0)4-3771 5691  *  Email: speri@speri.org
văn phòng phẩm: FFS
Online: 1   -   Visited: 1727822